
36 Mưu Kế Và Xử Thế – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách 36 Mưu Kế Và Xử Thế của tác giả Trần Trường Minh, Đình Hoa mời bạn thưởng thức.
KẾ THỨ HAI: TIÊN PHÁT CHẾ NHÂN
(Ra tay trước để chế phục người khác)
A. Nguồn gốc:
Kế này xuất phát từ cuốn “Sử ký Hạng Vũ bản kỷ”.
Tháng 7, năm thứ nhất, đời Tần Nhị thế (209 TCN), Trần Thiệp và một số người khởi nghĩa ở vùng Đại Trạch. Khi đó, Hạng Lương và cháu ông ta là Hạng Vũ đang trốn tránh sự trả thù của một thù gia ở Ngô Trung. Tháng 9 năm đó, quan địa phương ở quận Hội Kê là Ân Thông nói với Hạng Lương: vùng phía bắc Trường Giang đều đã làm phản, đây chính là lúc mà Trời muốn diệt Vương triều nhà Tần. Tôi nghe nói, nhanh tay hành động trước thì có thể chế phục (dùng sức mạnh để buộc phục tùng) người khác, ra tay chậm thì bị người khác chế phục. Tôi muốn nhanh chóng phát binh, ông và Hoàn Sở sẽ dẫn quân.
Lúc này, Hoàn Sở đang trốn chạy ở vùng Đại Trạch. Hạng Lương nói: Hoàn Sở trốn chạy rồi, không người nào biết ông ta ở đâu, chỉ có Hạng Tịch biết”.
Hạng Lương ra, nói với Hạng Vũ tay cầm bảo kiếm ngồi ngoài đợi. Hạng Lương lại vào, ngồi với Ân Thông, nói: xin ông hãy gọi Hạng Vũ vào, để nó nhận lệnh của ông, đi gọi Hoàn Sở về.
Ân Thông nói: được.
Hạng Lương gọi Hạng Vũ vào, một lát sau, nháy mắt với Hạng Vũ, nói: có thể hành động rồi.
Hạng Vũ rút bảo kiếm, chặt đầu Ân Thông. Hạng Lương tự xưng làm quận thú quận Hội Kê, Hạng Vũ làm phó tướng, rồi phái quân đi chiếm lĩnh các huyện thành của quận Hội Kê.
Dưới ảnh hưởng của cuộc đại khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng, chú cháu Hạng Lương dùng cách tấn công bất ngờ, giết chết quận thú Hội Kê Ân Thông, rồi giương cao lá cờ lớn diệt Tần. Về sau, cánh quân này trở thành đội quân chủ lực để lật đổ vương triều nhà Tần.
B. Chú bình:
Quận thú Hội Kê là Ân Thông dẫn lời người khác: “Hành động trước thì chế phục người khác, hành động sau thì bị người khác chế phục”, ý nói: nhanh tay làm trước thì chiến thắng kẻ khác, chậm tay thì bị đối phương áp đảo. Từ đó về sau hình thành nên cách nói: “Tiên phát chế nhân”, chỉ kẻ nhanh tay là kẻ mạnh. Đây là điểm đặc biệt quan trọng trong chiến đấu. Cuốn “Binh kinh bách tự. Thượng quyển trí bộ. Tiên” viết: “Binh hữu tiên thiên, hữu tiên cơ, hữu tiên thủ, hữu tiên thanh…. tiên vị tối, tiên thiên chi dụng ưu vị tối, năng dụng tiên giả, năng dụng toàn kinh hỉ”. (phép dụng binh, coi trọng mấy cái “tiền” (trước), biết trước, nắm thời cơ trước, tạo thanh thế trước… Việc binh coi trọng nhất là yếu tố “trước tiên” biết nắm được yếu tố này là người biết làm việc binh).
C. Dẫn truyện:
1. Người phụ nữ xấu xí Vô Diệm dùng thuật “tiên phát chế nhân” khiến Tề Tuyên vương nhận bà làm Vương hậu.
Thời Chiến quốc, ở nước Tề có người phụ nữ tên là Vô Diệm được coi là người đàn bà xấu xí nhất trong thiên hạ, đã 30 tuổi mà không lấy được chồng.
Mặc dù Vô Diệm xấu xí, nhưng bà luôn quan tâm đến sự hưng vong của thiên hạ, thấy Tề Tuyên vương suốt ngày chỉ nghĩ tới chuyện ăn uống chơi bời mua vui, bà rất muốn có cơ hội đến khuyên giải.
Một hôm, Vô Diệm mặc áo ngắn, đến trước cửa cung vua, nói với người lính gác: xin hãy báo với vua, ta là người đàn bà xấu xí nhất nước Tề không lấy được chồng, nghe nói Quốc quân thánh hiền, ta nguyện làm phi tần cho Quốc quân.
Tề Tuyên vương nghe báo, cảm thấy người đàn bà này không tầm thường mới cho gọi Vô Diệm vào, rồi mở yến tiệc khoản đãi. Các đại thần trong triều trông thấy bộ dạng xấu xí của người đàn bà này, không ai là không bịt miệng cười.
Tề Tuyên vương nói: “Phi tần trong cung ta đã đủ, ngươi muốn vào cung ta, xin hỏi ngươi có tài năng gì đặc biệt?”
Vô Diệm thẳng thắn trả lời: “Thần chẳng có tài cán gì đặc biệt cả, duy chỉ có chút năng khiếu về ám ngữ”. Nói rồi Vô Diệm trợn mắt nhe răng, vung tay tứ phía, lấy tay vỗ đùi, rồi hét to: “Nguy hiểm, nguy hiểm”, nói đi nói lại tới 4 lần.
Tề Tuyên vương ngạc nhiên và thấy khó hiểu, vội hỏi hàm nghĩa của những hành động đó, Vô Diệm giải thích: thần trợn mắt là ý thay đại vương quan sát sự biến hóa của phong hỏa, nhe răng là thay đại vương trừng phạt những kẻ không nghe lời khuyên răn, vung tay là thay đại vương đuổi bỏ bọn a dua nịnh hót, vỗ đùi là cần phải dỡ bỏ những nơi phục vụ Đại vương du lạc.
– Vậy còn bốn từ “nguy hiểm” của ngươi? – Tề Tuyên vương hỏi.
Vô Diệm chậm rãi trả lời: – Nay Đại vương thống trị nước Tề, phía tây có nước Tần to lớn luôn đe dọa, phía nam có mối thù của nước Sở hùng mạnh, ngoài thì có nạn ba nước, trong triều đình thì còn gian thần mà đại vương thì chỉ ưa bọn a dua nịnh hót. Như vậy thì quốc gia xã tắc có ổn định được không? Đó là nguy hiểm thứ nhất. Đại vương xây dựng biết bao nhiêu lâu đài, đình các, cung điện, tập trung bao nhiêu ngọc ngà châu báu, khiến cho trăm họ khốn cùng, oán hận chê trách, đó là cái nguy hiểm thứ hai.
Người hiền tài thì ẩn trong rừng núi, kẻ nịnh thần thì bao quanh Đại vương, gian tà đầy triều đình, người muốn khuyên giải Đại vương thì không gặp được Đại vương, đó là cái nguy hiểm thứ ba. Ngày này qua ngày khác đại vương chìm đắm trong yến tiệc vui vầy, chỉ nghĩ đến vui chơi hưởng thụ trước mắt, ngoài thì không chú ý đến lễ của chư hầu, trong thì không quan tâm đến trị lý quốc gia, đó là cái nguy hiểm thứ tư. Cho nên tôi mới nói: nguy rồi, nguy rồi.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.