Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Vết Sẹo Và Cái Đầu Hói của tác giả Võ Văn Trực mời bạn đọc thưởng thức.

Chương II

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, gia đình Lực từ ngoài Bắc tản cư vào vùng tự do. Lúc đó Lực chưa đầy mười tuổi.

Dốc Cướp vốn là một eo núi vắng vẻ có con đường liên huyện vắt qua, bỗng trở nên tấp nập phố xá. Trong những năm đói kém, nơi đây bọn kẻ cướp thường tụ tập để cướp giật của cải người qua đường, cho nên người ta quen gọi dốc này là Dốc Cướp. Bố mẹ Lực dựng một cái quán dưới chân dốc đầu dãy phố. Mẹ bán hàng tạp hóa. Bố làm nghề gò hàn đồ đồng đồ tôn. Lúc đầu, bà con không biết tên ông, cứ gọi là “Ông Gò Tôn”, rồi giản lược là “ông Tôn”.

Dãy phố mỗi ngày một dài thêm theo cuộc kháng chiến trường kì. Những mái nhà nho nhỏ mọc lên mỗi ngày một đông đúc như đàn chim di cư rủ nhau bay về đậu trên sườn đồi bình yên. Có dân tản cư ở Quảng Bình ra, ở ngoài Bắc vào. Nhưng đông nhất là dân thành phố Vinh. Chẳng bao lâu, cái eo núi heo hút và đầy những chuyện cướp giật, giết người rùng rợn, đã trở thành một nơi sầm uất. Dọc theo hai bên vệ đường vắt từ chân dốc bên này sang chân dốc bên kia, những ngôi nhà nứa mọc lên san sát.

Ngoài tiếng người cười nói ồn ào, cái âm thanh duy nhất của công việc vang lên trội nhất là tiếng búa gõ vào kim khí của ông Tôn. Ông làm tất cả mọi việc thuộc gò hàn. Hàn nồi đồng. Gò bếp lò. Làm ống loa. Dần dẩn về sau, ông tập trung làm đèn chai. Trong nhừng năm kháng chiến chống Pháp, đèn chai rất phổ biến ở vùng này. Nhất là học sinh đi học ban đêm em nào cũng xách một chiếc đèn chai.

Cù Văn Hòn và một số bạn bè thường đến quán ông Tôn làm đèn chai. Lúc rỗi rãi, Hòn tới xa xẩn ngồi xem. Những động tác của ông tuy đơn giản, nhưng Hòn cảm thấv là lạ vui vui ông nung vòng dây thép trong lò, rồi đặt nhẹ nhàng cái vòng đỏ lên cổ chai, cổ sẽ rời ra khỏi thân một cách dễ dàng. Để cắt đáy chai ông cũng làm như vậy…

Do đến quán ông Tôn nhiều lần, Hòn quen với Lực. Dần dần hai cậu bé thân nhau. Vợ chồng ông Tôn thấy Hòn ngoan ngoãn và hay tò mò hỏi việc này việc nọ, cũng đâm ra mến Hòn.

Những năm học cấp hai trường Hoan Châu, Lực và Hòn cùng ở trọ một nhà tại xóm Duối. Đó là những nărn vô cùng cực khổ, nhưng hai người thương nhau như anh em ruột thịt. Chính cái tình thương ấy là chỗ dựa để hai người cố gắng học tập có hiệu quả.

Đằng đẵng ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, ăn uống kham khổ. Sáng dậy, nhịn ăn, cắp sách đến trường. Buổi trưa, sau khi tan học, cắp rổ đi hái rau. Mùa rau khoai thì hái rau khoai. Mùa đậu thì hái lộc đậu. Hết khoai hết đậu thì cuốc rau má. Hết rau má thì hái lộc mưng…

Hai cậu vừa ăn vừa gõ bát hát nghêu ngao nhảy cóc từ bài này sang bài khác: “Một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra đất Việt… Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia… đoàn thanh niên ta góp tài ba… Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi, lòng có mong chi ngày trở về… Anh em ta trong đoàn quân du kích, cùng vác súng lên nào… Ra đi ra đi bảo toàn sông núi… Ra đi ra đi thà chết chớ lui…”.

Cố Phiên chủ nhà tuy rất nghèo, nhưng lại thương các cháu học sinh ăn uống kham khổ như thế mà học nhiều thì sẽ đau ốm. Mỗi lần đi làm đồng bắt được con lươn con cá, cố đều gắp cho hai cậu một ít. Trời rét, hai cậu học đến quá nửa đêm, rồi đắp một chiếc chăn mỏng ôm nhau ngủ trên chiếc giường tre. Thấy thế, cố bèn quây một cái ổ rơm ở bếp để ba ông cháu cùng ngủ.

Cuộc sống cơ cực như vậy mà Lực và Hòn học rất say mê. Trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà, hai cậu vừa thủng thẳng đi vừa xào bài, truy bài, ôn bài. Đêm nào cũng thức đến gà gáy canh ba, hì hục làm toán, làm văn, đọc sách. Học đến ốm người. Hòn bị sốt rét. Có hôm cơn sốt, lên dữ dội, Hòn trùm chiếc chăn mỏng, nằm tùm hum, run bần bật

. Vừa run vừa rên hừ hừ… Lực nằm đè lên người Hòn mà Hòn vẫn run bắn lên. Cơn sốt kéo dài giữa buổi chiều vắng vẻ, Lực sợ quá, thương quá, vừa khóc vừa chạy sang các nhà hàng xóm tìm người chạy chữa.

Những lúc đó, Lực hoàn toàn là một đứa trẻ với tình thương trong sáng và hồn nhiên. Sang nhà này vắng người Lực chạy sang nhà khác, vừa chạy vừa kêu la rối rít: “Bác ơi bà ơi… Ông ơi… Cứu bạn Hòn của cháu với. Bạn Hòn của cháu ốm nặng lắm… Bác ơi… bà ơi… Ông ơi… Cứu bạn Hòn của cháu với. Ông bà có thuốc gì cứu bạn Hòn của cháu…”. Một số bà con nghe tiếng Lực gào thảm thiết, vội vã chạy sang. Thấy đông người xúm xuýt, Lực mới yên tâm và không khóc nữa.

Cứ đến mùa hè là Hòn rủ Lực về quê chơi. Làng Kẻ Lội quê Hòn ở miền hạ lưu sông Phùng, cách Dốc Cướp chừng mười lăm kilomet. Trong ba tháng hè, thỉnh thoảng hai cậu lại làm một chuyến cuốc bộ lên nhà Lực ở dăm ba hôm, rồi lại xuống nhà Hòn ở dăm bảy hôm. Nhưng cái phố Dốc Cướp đơn điệu không hấp dẫn Lực bằng làng Kẻ Lội có đồng bằng trải rộng dọc hai triền phù sa, có dòng sông uốn khúc giữa những bãi bần bãi sú, có núi Di Lĩnh sừng sững giữa bầu trời như vị tướng thần thoại.

Hòn lại có một thằng bạn làng là thằng thân nhau từ thời tóc còn để chỏm. Nhà nghèo, không được cắp sách đến trường học tập như Hòn. Suốt ngày Bá lặn lội ngoài đồng, da đen như củ súng, tóc cháy vàng như lông bò.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x