Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Dạy Con Trẻ Cách Tư Duy của tác giả Edward De Bono mời bạn thưởng thức.

Phần hai. Thợ mộc và nhà tư duy

Hình mẫu về một nhà tư duy yêu thích của tôi là người thợ mộc. Người thợ mộc làm được nhiều thứ. Người thợ mộc tạo ra được nhiều thứ. Người thợ mộc cũng tiến hành từng bước một. Người thợ mộc xử lý từng chất gỗ. Vậy chúng ta sẽ xem họ đang làm những gì.

NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN

Người thợ mộc chỉ thực hiện một số thao tác cơ bản, và chúng ta có thể gộp chúng lại thành ba thao tác sau:

1. Cắt

2. Dán

3. Tạo hình

Cắt có nghĩa là tách một phần mà bạn muốn ra khỏi phần còn lại. Tôi sẽ giải thích việc này tương ứng với những hoạt động tư duy cụ thể sau: chắt lọc, phân tích, trọng tâm, chú ý…

Dán có nghĩa là gắn các vật lại với nhau bằng keo, đinh hoặc ốc vít. Những “thao tác suy nghĩ” tương ứng là: kết nối, liên kết, tổng hợp, nhóm, thiết kế…

Tạo hình là sắp đặt để tạo ra một hình dạng nhất định mà bạn muốn. Trong tư duy, điều này tương ứng với đánh giá, so sánh, kiểm tra và làm cho phù hợp.

Dù người thợ mộc chỉ thực hiện một vài thao tác cơ bản (tất nhiên còn phải tính đến cả những việc khác như khoan hay đánh bóng) nhưng họ lại tạo ra những sản phẩm rất tinh tế.

CÔNG CỤ

Trong thực tế, người thợ mộc sử dụng các công cụ để tiến hành những thao tác cơ bản. Người thợ mộc không nói: “Tôi muốn cưa miếng gỗ này” mà anh ta cầm cưa lên và cưa. Những công cụ này được phát triển từ nhiều thế kỷ trước đây như những cách có hiệu quả để thực hiện các thao tác cơ bản.

Những công cụ dùng để cắt là: cưa, đục, khoan.

Những công cụ dùng để dán là: keo, búa, đinh, ốc vít, tua vít.

Những công cụ để tạo hình là: bào và khuôn.

Tương tự như vậy, chúng ta cũng có những công cụ tư duy. Một vài trong số đó (chẳng hạn như PMI) sẽ được trình bày trong cuốn sách này.

Người thợ mộc hình thành các kỹ năng trong quá trình sử dụng các công cụ. Một khi đã sử dụng khéo léo các công cụ, họ có thể kết hợp các kỹ năng này theo nhiều cách khác nhau để tạo ra được nhiều thứ khác nhau.

Cái cưa là một vật rất cụ thể. Tương tự, các “công cụ” tư duy cũng rất cụ thể và cần được nhìn nhận, sử dụng sao cho đúng với công dụng của nó. Khi bạn sử dụng một cái cưa, bạn đang sử dụng chính cái cưa đó, chứ không phải đang dùng “phương pháp cắt xẻ”.

CẤU TRÚC

Có những khi người thợ mộc cần cố định các vật lại để gia công. Ví dụ, anh ta cần giữ chắc tấm gỗ để cưa. Anh ta cũng cần cố định tấm gỗ để có thể khoan lỗ khi cần. Vì lý do này, anh ta cần đến mỏ cặp và bàn bào.

Khi muốn ghép các mảnh gỗ lại với nhau, người thợ mộc đặt chúng lên một loại giá đỡ gọi là khuôn gá đồ. Đây là một vật hỗ trợ người thợ mộc thực hiện công việc.

Những “cấu trúc” tư duy được trình bày trong cuốn sách cũng tương tự như vậy. Những cấu trúc ấy là các cách cố định mọi thứ để chúng ta có thể làm việc dễ dàng hơn với chúng.

QUAN ĐIỂM

Một người thợ mộc thường có những quan điểm cơ bản về tác phẩm của anh ta.

Có thể là anh ta luôn tìm kiếm sự đơn giản.

Cũng có thể là chú trọng tới độ bền.

Quan điểm của người thợ mộc về tác phẩm của mình chính là điểm mạnh của anh ta.

Tương tự như vậy, một nhà tư duy giỏi cũng có những quan điểm cơ bản tạo nên tư duy của người đó.

NGUYÊN TẮC

Quan điểm mang tính tổng quát còn nguyên tắc mang tính cụ thể. Cả hai đều có những điểm trùng lặp.

Một người thợ mộc sẽ xây dựng một số nguyên tắc chỉ dẫn cần làm theo và cần tránh.

Những nguyên tắc đó là:

Làm việc theo các thớ gỗ.

Tạo bề mặt dính tối đa cho tất cả các khớp nối.

Đo lường mọi thứ.

Chỉ dùng một lớp keo mỏng.

Cũng giống như người thợ mộc, có các nguyên tắc cơ bản dẫn lối cho tư duy. Ví dụ, một người có tư duy tốt sẽ luôn muốn kiểm tra các điều kiện cụ thể tạo nên một khẳng định đúng.

THÓI QUEN

Một người thợ mộc cần phải xây dựng những thói quen làm việc nhất định. Những thói quen này không phải tự nhiên mà có được, và người thợ mộc phải luôn nhắc nhở bản thân cho đến khi chúng được thực hiện một cách tự động.

Những thói quen của người thợ mộc thường bao gồm:

Luôn đặt công cụ vào giá ngay sau khi dùng xong.

Thường xuyên mài sắc các lưỡi cưa.

Thường xuyên kiểm tra tạo hình so với khuôn mẫu.

Đôi khi, một vài thói quen bao gồm cả những sự ứng dụng một cách tự động một nguyên tắc, cho nên sự phân biệt giữa thói quen và nguyên tắc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Điều quan trọng nhất bao gồm thói quen phải là một loạt các hoạt động lặp lại hằng ngày.

Tương tự, người tư duy tốt cũng cần tạo cho mình những thói quen hằng ngày. Ví dụ, như một thói quen, một người tư duy giỏi luôn dừng lại để xem liệu có phương án thay thế nào không. Đó có thể là những cách nhìn, cách giải thích, cách thực hiện và cách đánh giá khác nhau về một tình huống…

TÓM LƯỢC

Hình mẫu người thợ mộc đã cung cấp cho chúng ta tất cả các yếu tố tạo nên kỹ năng tư duy mà tôi sẽ mô tả trong cuốn sách này.

Quan điểm: những quan điểm mà dựa vào đó chúng ta tiếp cận vấn đề.

Nguyên tắc: những nguyên tắc dẫn lối cho tư duy, giúp chúng ta tư duy tốt hơn.

Thói quen: những thói quen mà ta cố gắng biến chúng thành tự động.

Thao tác cơ bản: những thao tác tư duy cơ bản.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x