Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Điều cả thế giới cần giờ đây là có thêm nhiều Steve Jobs.

Trong một lá thư ngỏ gửi đến tổng thống Barack Obama, một ký mục gia của tờ New York Times tên là Thomas Friedman đã thách thức Obama tạo ra được nhiều Jobs hơn – các Steve Jobs. “Chúng ta cần phải làm cho hàng triệu trẻ em Mỹ, không chỉ những đứa trẻ thiên tài, một lần nữa trở nên hứng thú với cải cách và khởi nghiệp.” Nếu bạn muốn có nhiều công việc tốt hơn, Friedman cho rằng nước Mỹ cần làm tốt hơn nữa trong việc tạo ra môi trường khuyến khích và cho phép con người đổi mới và sáng tạo.

Tóm lại, nước Mỹ cần nhiều cá nhân giống như người đồng sáng lập và CEO của Apple – Steve Jobs. Sau cùng, nhờ một phần lớn vào cuộc cách mạng iPhone – một trong những thiết bị tiên tiến nhất trong thập kỷ qua – mà Apple đã vượt mặt Microsoft vào năm 2010 và trở thành công ty công nghệ sáng giá nhất thế giới. Đó là thành tựu mang tính bước ngoặt đối với bất kỳ công ty nào, và đặc biệt càng xuất sắc đối với một công ty khởi nghiệp trong một phòng ngủ dự phòng của gia đình.

Nước Mỹ phải đối mặt với vô số vấn đề khi bước vào thập niên thứ hai của thiên niên kỷ mới. Hàng triệu người mất việc hay mất nhà cửa, hoặc là mất cả hai. Cứ sáu người Mỹ thì có một người phải mua thực phẩm bằng tem phiếu, nền giáo dục công cần có một cuộc rà soát khẩn cấp và kỹ lưỡng từ tận gốc, và các doanh nghiệp từ mọi nơi trên cả nước cũng đang vất vả để tồn tại trên thị trường. “Đầu tiên là ảnh hưởng của vụ 11/9 và kết thúc bằng cuộc khủng hoảng tài chính, 10 năm đầu tiên của thế kỷ này có lẽ là thập kỷ trì trệ nhất, vỡ mộng nhất mà nước Mỹ trải qua kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai”; gọi đó là “Thập kỷ địa ngục”, tạp chí Time cho rằng điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể nói về thập kỷ vừa qua là nó đã kết thúc.

Cuộc đại suy thoái diễn ra khắp toàn cầu, gây ảnh hưởng rất nhiều đến những quốc gia vốn đã phải vật lộn với nền kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, các vấn đề về môi trường và tình trạng đói nghèo khó có thể tưởng tượng được. Tiến bộ thực sự trong thập kỷ tới sẽ đòi hỏi những ý tưởng tươi mới, sáng tạo và cải tiến. Như nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates đã nói rằng: vấn đề then chốt là phải liên tục đổi mới. “Trong hai thế kỷ qua, quá trình giúp con người tăng hơn gấp đôi tuổi thọ, đem lại cho chúng ta nguồn năng lượng giá rẻ và thực phẩm dồi dào. Nếu thế giới trong 10 năm nữa không tiếp tục cải tiến về các vấn đề sức khỏe, năng lượng hay thực phẩm thì bức tranh tương lai dự đoán sẽ rất ảm đạm,” ông nói. Trong thập kỷ tới, các doanh nghiệp và cá nhân cần phải sử dụng hai trụ cột song song là sáng tạo và cải cách. Thất bại trong việc đó sẽ kiềm chế những tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định khi chúng là điều thiết yếu.

Đáng mừng ở chỗ, suy thoái thường là chất xúc tác cho đổi mới. Theo giám đốc điều hành của IBM, ông Adalio Sanchez, “Khi hoàn cảnh đòi hỏi bạn phải khôn ngoan, làm ít được nhiều, thì bạn sẽ có nhu cầu cải cách và khả năng sáng tạo mà trong điều kiện bình thường chưa chắc bạn đã nghĩ ra. Cải cách liên tục đôi khi không phải là bạn kiếm nhiều tiền hơn, mà là bạn tiêu tiền như thế nào.”

Lịch sử cho thấy những cải cách vĩ đại nhất thường diễn ra trong các giai đoạn kinh tế suy thoái trầm trọng. Báo cáo năm 2009 của Booz & Company có đoạn: “Ti vi, in chụp tĩnh điện, dao cạo điện, đài FM và vô số những tiến bộ khác đều được phát minh trong giai đoạn Đại Khủng Hoảng. Vào năm 1937, 40% thu nhập của công ty Dupont đến từ các sản phẩm sản xuất sau 1930. Các công ty như vậy không chỉ cải cách để sống sót qua cuộc khủng hoảng, mà còn để chuẩn bị cho các thập kỷ phát triển bền vững trong tương lai.” Nghiên cứu của Booz & Company cho thấy các nhà cải cách huyền thoại chủ yếu xuất hiện trong những giai đoạn căng thẳng. Khi ở trong nghịch cảnh, các nhà cải cách thành công biết tập trung vào điểm mạnh của bản thân và dám hành động dũng cảm một khi họ tìm ra những cơ hội mới giúp tạo nên giá trị.

Thực ra, căng thẳng, xung đột và khó khăn dường như là cách mà tự nhiên muốn chúng ta “Tìm ra một phương pháp mới.” Trong một lần ghé thăm Paso Robles, California (nơi được cho là một trong những khu vực sản xuất rượu hàng đầu trên thế giới), tôi bước vào một quán rượu trưng bày những viên đá trên quầy bar. Tôi hỏi: “Những viên đá này dùng để làm gì vậy?” “Đó là những mẫu đá vôi cấu thành nên đất đai ở đây.” Người phụ nữ trả lời tự hào khi rót các mẫu rượu Zinfandel nổi tiếng. “Để sống sót trên đất pha sỏi như thế này, rễ cây nho phải làm việc cật lực để vươn tới nguồn nước. Và kết quả là, chùm nho có vị đậm đà hơn. Và bất cứ người nấu rượu nào cũng đều biết, rượu ngon phải bắt đầu từ quả ngon.”

Cảm giác căng thẳng thật không thoải mái chút nào, nhưng tôi tin rằng lực tác động lên những dây nho cũng phát huy tác dụng thần kỳ của nó trên toàn bộ thế hệ các doanh nhân chuyên nghiệp. Trong hơn hai năm qua, tôi đã nhận hàng trăm lá thư của cả nam giới và phụ nữ, những người mất việc nhưng lại coi đó là một cơ hội để theo đuổi đam mê, để tạo ra một thứ gì đó mới và tiên tiến. Tạp chí Wall Street cho hay ngày càng có nhiều sinh viên ra trường quyết định từ bỏ hoàn toàn lộ trình làm thuê để mở công ty của riêng họ. Thì ra thế hệ Millennial – thường được miêu tả là xấc xược, hư hỏng và dữ dội – đang tạo ra những khởi đầu ý nghĩa và tốc độ chưa từng thấy. Tôi sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu trong 10 năm tới chúng ta phát hiện ra “Thập Kỷ Địa Ngục” chính là thập kỷ truyền cảm hứng cho vô số sản phẩm, dịch vụ, phương pháp và ý tưởng mới. Ở khắp nơi trên thế giới, trong các gara, các ngăn làm việc, phòng thí nghiệm hay lớp học, một làn sóng các nhà cải cách mới đang có những phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ, sức khỏe, khoa học và môi trường.

Như Rick Hampson đã viết trên tờ USA Today, “Nỗi sợ hãi có thể cứu rỗi chúng ta.” “Người Mỹ thường băn khoăn rằng họ đang phải đối mặt với giai đoạn tồi tệ nhất, và do đó, họ nỗ lực nhiều hơn để tận dụng tối đa khả năng của bản thân. Dù đó là việc Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik năm 1957, sự sụp đổ của chế độ Mỹ Diệm ở Sài Gòn năm 1975, hay thách thức kinh tế từ Nhật Bản vào những năm 1980, chúng ta luôn có niềm tin vững vàng rằng những ngày tốt đẹp nhất đang ở phía trước… và quan điểm của người Mỹ cho rằng họ đang bên bờ vực chính là thứ giúp chúng ta thành công. Thay vì thái độ xem thường khó khăn, người Mỹ phản ứng dữ dội thái quá. Trong một thế giới cạnh tranh, đó là chìa khóa cho thành công của chúng ta.”

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x