Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Nước Pháp những năm 1940. Sau một mùa hè tản cư rối loạn, đầy kinh hãi và cả đớn hèn, người dân bắt đầu bước vào thời kỳ buộc phải chung sống cùng quân Đức. Thật nghịch lý khi giai đoạn tưởng chừng ngập tràn khiếp sợ này lại diễn ra một cách êm đềm, chan chứa những tình cảm con người đầy trìu mến. Những mối tình thầm lặng, trong sáng và lãng mạn ngập tràn chất thơ cũng đã nảy nở giữa thời chiến đầy khó khăn.

Tác phẩm Bản giao hưởng Pháp được các nhà văn, nhà nghiên cứu, giới phê bình, giới truyền thông và tất cả những độc giả trên toàn thế giới tôn vinh như một viên ngọc quý của nền văn học. Dù còn dang dở, kiệt tác này vẫn kịp miêu tả thành công một bức tranh chân thực của đời sống thời chiến, nơi mà tài năng của tiểu thuyết gia được bộc lộ trọn vẹn qua những nhân vật đa dạng thuộc mọi giai tầng xã hội. Đây chính là lý do vì sao Irène Némirovsky được coi là một văn sĩ hiếm hoi đã diễn tả sống động cuộc sống hậu phương thời chiến với tầm vóc sử thi, đồng thời giúp bà trở thành nhà văn quá cố duy nhất giành được giải thưởng Renaudot – một trong những giải thưởng văn học uy tín nhất của Pháp.

Khi Jean-Marie trở về vào giờ ăn tối, anh nhận ra ngay có điều gì đó xảy ra trong thời gian anh vắng mặt. Cậu bé người làm đã lên thị trấn mua bánh mì và mang về bốn chiếc bánh vàng ruộm treo ở ghi đông xe đạp. Các phụ nữ trong xóm vây quanh cậu, và một cô gái reo lên khi thấy Jean-Marie:

  • Này! Anh Mi chaud, anh hài lòng nhé, bưu điện hoạt động rồi!
  • Không thể thế được! – Jean-Marie kinh ngạc hỏi lại. – Cậu chắc không, cậu bạn?
  • Chắc chắn rồi! Em thấy bưu điện mở cửa và có người đọc thư.

Jean-Marie vội vàng mượn xe đạp của cậu bé để lên nhà viết vài dòng cho gia đình và chạy ra thị trấn bỏ thư. Ngoài gửi thư, anh còn mua được những tờ báo mới ra. Cảm giác của anh thật kỳ lạ, giống như một người đắm tàu tìm lại được quê hương, nền văn minh và xã hội quen thuộc của mình.

Tại quảng trường nhỏ, mọi người xúm lại đọc những lá thư tới trong chuyến thư buổi tối; nhiều phụ nữ bật khóc. Các tù binh gửi tin tức về, đồng thời nhắc đến những đồng đội đã qua đời. Theo lời những người ở trang trại, Jean-Marie hỏi xem có ai biết tin tức của anh con trai nhà Benoit không.

A! Anh là anh lĩnh sống ở đó à? – mấy bà nông dân hồ hởi hỏi. – Chúng tôi không biết gì cả, nhưng giờ đây thư từ đã tới, chúng ta sẽ biết các ông ấy ở đâu!
Một bà cụ trong số họ, đội chiếc mũ đen nhỏ cài bông hồng, vừa đi ra thị trấn vừa khóc nức nở:

Sẽ sớm có tin tức thôi. Tôi mong rằng mình không nhận được lá thư báo tử nào cả. Con trai tôi là thủy thủ trên tàu Bretagne đã mất tích sau khi người Anh phóng ngư lôi vào tàu. Thật là khốn khổ!

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x