Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CUỐI năm 1969, cả Sài Gòn xôn xao vì mới tìm ra một lưới tình báo quân sự của Việt Cộng nằm ngay trong những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam cộng hòa.

Báo chí đưa tin bằng những hàng tít lớn: “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”[1], “Vụ án chính trị của thế kỷ”[2]. Các bị cáo đều là những nhân vật quan yếu trong chính phủ Sài Gòn: người là cố vấn đặc biệt của tổng thống, người là cấp bộ trưởng, người là tham chánh văn phòng bộ chiêu hồi… Có nhà bình luận còn nói trong số những người bị đưa ra xét xử, có người được coi là ứng cử viên tổng thống nhiệm kỳ sắp tới. Những cơ quan thông tin đại chúng nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, đã đưa nhiều tin tức về vụ án. Năm 1983 trong cuốn hồi ký của mình[3], Ralph McGehee, một nhân vật CIA kỳ cựu, đã nhận chính CIA dã làm áp lực mạnh mẽ với tổng thống Thiệu để tiến hành chiến dịch phá lưới gián điệp này. Vì nội vụ đề cập tới những nhân vật quan yếu trong chính phủ, những nhà hoạt động chính trị xã hội có uy tín rộng rãi trong quần chúng, nên người phúc trình tin tức đã được chính Dale Waites kiểm tra bằng máy dò sự thật (Polygraph Tost).

Cuối cùng, ngày 28-11-1969, chính quyền Sài Gòn đã cho mở phiên tòa quân sự tại Sài Gòn để xét xử những bị can. Trên một trăm ký giả trong và ngoài nước đã có mặt tại Nha Quân pháp ở đại lộ Bạch Đằng chật ních người đến theo dõi vụ án.

Bản cáo trạng dài 23 trang, đọc hết một tiếng rưỡi đồng hồ. Theo tường thuật trên báo chí, “Vụ án này rất căng thẳng và quan trọng, vì qua hồ sơ không có một đảng phái chính trị nào, một nhân vật chính trị nào mà không có liên quan ít nhiều đến vụ án. Xếp hồ sơ đó nặng gấp 200 lần so với bản cáo trạng đã đọc…”[4].

Sau ngày giải phóng Sài Gòn, chúng ta đã tìm được toàn bộ những hồ sơ đó tại Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Trong tập 1 của hồ sơ, có thể trích ra vài nhận xét sau đây: “Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. (…) Cụm A.22 hoạt động và phát triển đều đặn và đã thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc… Cụm đã phát triển một hệ thống diệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam cộng hòa (…) Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ đã cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh hiện nay. (…) Các dự án quốc gia đều được Cụm A.22 thu thập và phúc trình và nhờ cụm tình báo chiến lược mà các cấp lãnh đạo Hà Nội biết nhiều điều cơ mật mà chính các Tổng Bộ trưởng Sài Gòn không biết. (…) Họ đã tiếp xúc được với các yếu nhân Việt Nam và cũng gặp gỡ đàm luận dễ dàng với các yếu nhân Mỹ như CONLON, HEAVNER, SMITH, COLBY, BURGER…”[5].

Các báo chí Sài Gòn đều ghi nhận “tất cả bị can đều có nét mặt tươi cười và rất tự nhiên”, “như đi dự đám cưới”, “tất cả cũng vẫn có vẻ đẹp trai”… Hơn hai mươi luật sư biện bộ, trong đó có những người danh tiếng nhất, đứng sau lưng họ.

Phiên tòa trở thành diễn đàn vạch rõ những mâu thuẫn trầm trọng của chế độ Sài Gòn, giữa chính quyền với các đảng phái, tôn giáo, đồng minh chiến lược Hoa Kỳ.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x