
Gương Thầy Trò – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
1.- Không biết có phải luật trời cố định là hễ danh nhân thì đau khổ vì gia đình không mà từ Socrate đến Khổng Tử đều giống nhau ở chỗ bất hạnh lứa đôi. Socrate bị ông Tơ nhốt chung trong lao tù hôn nhân với Xanthippe ác phụ mấy mươi năm trời hành khổ ông. Còn Khổng Tử vừa thánh vừa thông minh không kém Socrate lại bị bà Nguyệt kết tóc xe tơ với một đàn bà mà theo Lâm-Ngữ-Đường thì thuộc loại vụng về, dở dang. Không rõ hẳn tại lỗi ai mà họ Khổng phải ly dị vợ hồi 23 tuổi sau bốn năm cầm sắt đắng cay.
2.- Cũng không biết phải do luật trời cố định nữa hay không mà những vạn thế sư biểu như Socrate, Khổng Tử thành công trong nghề làm thầy đối với người dưng kẻ lạ hơn là đối với con cái mình. Socrate có ba người con là Lamproclès, Sophronisque và Ménéxène mà không ai được ông dạy dỗ nổi danh. Thậm chí đến giờ phút ông uống độc dược, ba con ông cũng không được ông cho chứng kiến cảnh ông ly trần. Chỉ có các môn đồ là được theo ông tận cùng đời ông thôi.
3.- Khổng Tử thì theo luận ngữ cho biết có đứa con trai tên Lý tự là Bá Ngư và đứa con gái ông gả cho một môn đồ mà ông thương vì bị bắt oan tên Công-dã-Tràng. Bá Ngư bẩm phú tầm thường, trí óc kém cỏi, giao tế lù khù, đặc biệt là lười học. Luận ngữ thuật lại mấy lần Khổng Tử hỏi Bá Ngư học Thi chưa, học Lễ chưa, Bá Ngư đều trả lời chưa cả. Trần Cang một môn đồ của Khổng Tử nói rằng nhờ”Khổng Tử” hỏi Bá Ngư về việc học mà biết được họ Khổng”quân tử chi viễn kỳ tử dã”. Người quân tử không hay gần con như vậy là tại sao? Chắc tại nhiều lý do mà quân tử có thể dùng để biện minh cho mình để khi có ai nói: “Hỡi thầy thuốc! ông hãy tự chữa lấy ông; Médice! Curate ipsum”.
Ở đây ta muốn nhấn mạnh mẫu số chung giữa Socrate, Khổng Tử là hai sư biểu đều đối với con rất sơ, nếu dậy được trở thành danh lỗi lạc thì không dạy được con nên thân nên phận gì.
3.- Lối tổ chức lớp học của Khổng Tử cho các môn đệ như Nhan-Hồi, Tử-Lộ, Tử-Cống, Tăng-Tử, Tử-Hạ v.v…. đại khái ta thấy giống như Socrate tổ chức cho những Platon, Criton, Apollodore v.v…. hay giống như Platon trong học viện Académus. Thầy trò họ Khổng ngồi quanh quẩn với nhau trao đổi ý kiến để tìm chân lý và đạo lý hơn là thầy đọc giảng thao thao bất tuyệt. Trò học ở Thầy mà Thầy cũng học ở trò.
Lắm lúc Khổng Tử dạy học theo kiểu Aristote trong học viện Lycéum, học viện mà Aristote dạy các môn đồ theo lối vừa đi dạo vừa dạy. Cái cảnh Khổng Tử ngồi dạy xong thì cầm đờn ca hát, trò ngồi xướng họa, thưởng thức hay cảnh thầy trò lang thang đất Thái, đất Trần, thầy nằm nghỉ mệt, mơ màng dưới tàn cây thơ mộng, còn trò kẻ đọc sách, người nấu cơm là cái cảnh thông thường của thầy trò họ Khổng. Ngày nay được mấy thấy trò cởi mở ngồi hỏi với nhau về hoài bão tương lai. Khổng Tử hỏi Tử Cống ước nguyện gì? Tử Cống bảo: chỉ mong phát phú bằng thương mãi. Hỏi Tử Lộ sau nầy tính làm gì?
Tử Lộ thưa rằng chỉ mong có ngựa, có xe đi, có của cải đầy đủ, mình dùng dư; tiếp giúp bạn bè. Tử Lộ hỏi Khổng Tử chí nguyện ra sao. Khổng Tử nói không mong gì hơn là thân phận kẻ già mà được yên hàng, bằng hữu giữ chữ tín và tuổi trẻ đừng thất vọng. Còn cảnh đàm đạo nào thân mật thâm thúy giữa Sư đệ hơn cảnh đối thoại chân thành ấy nữa không?
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.