Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Từ chiến tranh giữa các thành bang thời cổ đại tới căng thẳng giữa Palestin và Israel ngày nay, binh lính luôn lên án sự hung bạo của đối phương. Đó là một hình thức tuyên truyền đặc biệt – kết tội đối phương đã vượt quá giới hạn “chuẩn”, khi mà sức mạnh vũ khí vượt quá mục tiêu cả hai bên khi tham chiến.

Cụm từ này trong tiếng La Tinh là “jus in bello”, có nghĩa là công bằng trong chiến tranh. Vi phạm nguyên tắc công bằng này đồng nghĩa với gây ra hoặc bị cáo buộc là gây ra tội ác chiến tranh. Khái niệm “Chiến tranh công bằng” xuất hiện từ thế kỷ 18 tại châu Âu, là sản phẩm của hệ thống quốc tế hiện đại, và ngay sau thế chiến thứ II, các quy tắc của nó đã trở thành tiêu điểm tại các phiên tòa Nuremberg (một loạt các phiên tòa tại thành phố Nuremberg xét xử các cá nhân và tổ chức của chế độ Đức Quốc Xã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh – chú thích của biên tập).

Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, một nhóm các nhà khoa học đã đặt ra và truyền bá khái niệm “Chất hủy diệt sinh thái” (Ecocide) để phản đối tác động hủy diệt môi trường cũng như hiểm họa tiềm tàng với sức khỏe con người từ chương trình chiến tranh diệt cỏ mang tên chiến dịch Ranch Hand. Trong suốt chuỗi tranh biện kéo dài về tội ác chiến tranh, các nhà khoa học đã vận dụng trò “lá mặt lá trái” một cách độc đáo: Họ kết tội chính phủ của chính mình, sau đó đã gây sức ép buộc chính phủ luật hóa việc không sử dụng thuốc diệt cỏ trước các cuộc chiến tranh trong tương lai.

Phong trào chống chất hủy diệt sinh thái làm bùng lên làn sóng quan tâm từ nhiều nhóm xã hội: các nhà nghiên cứu lý luận, nhóm đấu tranh cấp tiến, và các nhà hoạt động môi trường. Chất hủy diệt sinh thái là một trong nhiều khía cạnh cho thấy cuộc chiến tại Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. Bất cứ ai cũng vận dụng được lý lẽ này; ví dụ, năm 1967, trong Tuyên ngôn độc lập từ chiến tranh ở Việt Nam, Martin Luther King Jr. đã đưa ra luận điểm rằng sự phân biệt chủng tộc ở quê hương ông và chiến tranh Đông Dương là hai điều phi pháp đi đôi với nhau.

Cũng vào năm đó, John H Messing, một sinh viên luật của đại học Standford, trở thành một trong những người Mỹ đầu tiên tiến hành phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ theo các tiêu chuẩn chặt chẽ của các điều ước quốc tế. Lần theo cuộc tranh luận gay gắt được truyền hình tại SCFR năm 1966 về tính pháp lý của chiến tranh, Messing cũng không thể tìm thấy cơ sở hợp pháp nào để bào chữa cho việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nhưng câu hỏi mà các nhóm phản chiến bận tâm nhất trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam không phải là “chiến tranh có bất hợp pháp hay không”, mà là “chiến tranh bất hợp pháp như thế nào”.

Nghĩa là, để lật ngược toàn bộ hệ thống lý do Mỹ viện ra khi can thiệp vào Việt Nam, ta cần có cái nhìn lý trí, không bị cuốn theo thực tế hàng ngày của cuộc chiến. Cũng theo cách đó, việc lên án rộng rãi cuộc chiến này như một tội ác rõ ràng là bước đệm tạo điều kiện cho nhóm phản chiến lên án tính bất hợp pháp của các chiến thuật cụ thể.

Mối quan hệ giữa hành động tàn bạo cụ thể và tính hợp pháp của toàn cuộc chiến tranh mới chỉ được ngầm hiểu, hoặc không được nhìn nhận đầy đủ. Nói cách khác, những người phản đối chiến tranh vẫn tin rằng chiến tranh là phi pháp, nhưng đó không phải là điều duy nhất thúc đẩy họ hành động. Nhưng để chính phủ một nước chịu bãi bỏ hành động của họ, thì những người phản đối phải có mối ác cảm sâu sắc và mãnh liệt hơn nữa với bất cứ chiến lược chiến tranh nào mà các quân đội Mỹ áp dụng ở Đông Dương. Cuối cùng, vào những năm cuối cuộc chiến tranh, phong trào phản đối đã trở nên thực tế hơn khi nhóm phản chiến lên án một loạt những hành động cụ thể của quân đội Mỹ tại Việt Nam là tội ác chiến tranh.

Vào tháng Hai năm 1970, một hội thảo mang tên “Tội ác chiến tranh và lương tâm người Mỹ” đã thu hút sự tham gia của hàng chục học giả người Mỹ. Họ đã cùng nhau nghiên cứu về tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam một cách toàn diện. Trong số những người tham dự có Arthur W. Galston, một nhà thực vật học đồng thời là Trưởng khoa Thực vật học tại đại học Yale (hình 2). Chính trong hội thảo này, Galson đã sáng tạo ra thuật ngữ “chất hủy diệt sinh thái”, đây là kết tinh bốn năm trời nghiên cứu về thuốc diệt cỏ và nỗ lực chấm dứt chiến dịch Ranch Hand của ông.

Năm 1966, Galson trở thành một trong những nhà khoa học đầu tiên lên tiếng về những tác hại tới môi trường và sức khỏe con người từ chương trình chiến tranh diệt cỏ tại Việt Nam. Chiến thuật khai quang và phá hủy mùa màng được thực hiện từ năm 1961 như một phần không thể thiếu trong hoạt động đàn áp của Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam cũng như vùng giáp ranh với Lào và Campuchia. Thuốc diệt cỏ được dùng với mục đích triệt nguồn thức ăn và cây cối che chắn, cho quân du kích bảo vệ lính Mỹ khỏi những cuộc đột kích và phá hủy bất cứ khu vực trồng trọt nào bị nghi ngờ nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng.

thấy từ thế chiến thứ I. Tính đến cuối thập kỷ, lính Ranch Hand đã rải khoảng hai mươi triệu ga-lông Chất độc da cam và các thuốc diệt cỏ khác trên khắp khu vực có diện tích tương đương bang Massachusetts tại miền Nam Việt Nam. Vào đầu năm 1970, khi có dấu hiệu cho thấy chương trình diệt cỏ sắp kết thúc, thì các nhà khoa học mới bắt đầu tìm hiểu về thiệt hại sinh thái tại những đầm đước ven biển, ruộng lúa, đất trồng trọt hay rừng rậm ở khu vực chiến trường miền Nam. Cùng lúc đó, các báo cáo bước đầu cho thấy rằng chất 2,4, 5 -T, vốn chiếm 50% trong Chất độc da cam, được chứng minh là tác nhân gây đột biến và có khả năng gây ra ung thư ở chuột thí nghiệm.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x