Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Trong nhiều năm mẹ tôi đã tin tưởng nơi ý muốn của Thượng đế. Giống như mẹ đã vặn cái vòi nước thánh, rồi mọi điều tốt lành cứ từ đó mà tuôn chảy ra. Mẹ nói chính niềm trung tín đã đem lại những phước hạnh cho gia đình.Sau này, tôi thấy mọi việc đều có duyên số, còn niềm tin nơi Thượng đế chỉ là 1 ảo tưởng giúp người ta nghĩ rằng người ta có 1 vai trò quyết định trong đó. Tôi thấy cái mà tôi có được chính là sự hy vọng, và với hy vọng, tôi không chối bỏ bất cứ điều gì có thể xảy ra, hay dở gì cũng vậy. Tôi chỉ nói, nếu có 1 sự chọn lựa thì thưa Thượng đế, bất cư” ngài là ai, tôi sẽ chấp nhận sự chọn lựa đó.

Tôi nhớ cái ngày tôi bắt đầu nghĩ ra điều này, thật là 1 khải huyền cho tôi. Cũng là cái ngày mà mẹ mất niềm tin nơi Thượng đế. Mẹ nhận ra là không thể chỉ tin mà không đặt câu hỏi.

Ngày đó chúng tôi đi ra bãi biển, 1 chỗ vắng vẻ phía nam thành phố gần Devil s Slidẹ Ba tôi đọc trong tạp chí “Hoàng Hôn” cho biết chỗ này câu cá “perch” rất dễ. Dù ba không phải là ngư phủ mà là phụ tá trong tiệm thuốc tây vì ba đã từng là 1 bác sĩ khi còn ở Trung Hoa. Ba tin nơi “sự quyền biến” của ba, 1 khả năng làm được bất kỳ chuyện gì ba quan tâm. Mẹ cũng tin nơi “năng khiếu thiên phú” của mẹ có thể nấu bất cứ cái gì mà ba bắt được. Cũng cái “quyền biến” này mà ba mẹ tôi đã đến được Hoa Kỳ. Cũng cái “thiên phú” này mà 2 ông bà đã có 7 đứa con, đã mua nhà ở khu Hoàng hôn mà trong túi rất ít tiền. Nó đem lại 1 sự tự tin cho 2 ông bà là sẽ gặp những may mắn bất tận, là Thượng đế bao giờ cũng về phe với 2 người, là các vị thần trong nhà luôn tâu lên tổ tiên chúng tôi những điều tốt lành, là vậ n may trong gia đình sẽ không bao giờ chấm dứt, mọi thứ đều cân bằng, đủ phong, đủ thủy.

Chúng tôi đó, 9 người tất cả: ba, mẹ, 2 chị gái, 4 em trai và tôi, rất vui vẻ lạc quan khi bước chân trên bãi biển. Chúng tôi đi thành hàng 1 trên cát xám mát lạnh, từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Tôi ở giữa, 14 tuổi. Nếu có ai nhìn vào trông cũng ngộ nghĩnh lắm, 9 đôi bàn chân trần đi sào sạo, 9 đôi giày trong tay, 9 cái đầu đen quay ra biển nhìn sóng vỗ vào bờ.

Gió thổi chiếc quần vải đánh phần phật vào cặp giò tôi và tôi quay mặt cho cát khỏi bay vào mắt. Tôi thấy cả nhà đang đứng trong bụng 1 cái vòm đá. Nó giống như 1 cái tô khổng lồ bị vỡ làm 2, 1 nữa đã bị trôi ra biển. Mẹ đi về hướng bên phải, nơi bãi biển sạch sẽ hơn, bọn tôi đi theo. Bên mặt này, cái thành của cái vòm đá cong lại và bảo vệ bãi biển khỏi sóng và gió. Dọc theo cái thành, dưới cái bóng của nó, là 1 mạch đá ngầm chạy dài từ 1 rìa bãi biển đến cái hang đá này rồi đi ra ngoài chỗ biển bắt đầu sóng. Trông có vẻ như người ta có thể đi lên cái mạch đá ngầm này ra tận ngoài biển sóng kia, mặc dù nó có vẻ gồ ghề, trơn trợt lắm. Mặt bên kia của cái vòm đá thì xù xì hơn, bị xâm thực bởi nước biển. Nó bị nhiều khe nứt cho nên khi sóng biển vỗ vào, nước cứ vọt ra từ những khe nứt trông như những con chim trắng.

Bây giờ nghĩ lại, tôi nhớ cái vòm trên biển này thật là ghê rợn, đầy những cái bóng đen ươn ướt làm chúng tôi cứ rợn người, lại thêm bụi nước li ti cứ xông vào mắt làm cho chúng tôi không thấy được những nguy hiểm. Chúng tôi đều mù đi vì đang kinh nghiêm 1 điều mới mẻ: 1 gia đình người Hoa đang sinh hoạt như 1 gia đình Mỹ thứ thiệt trên bãi biển.

Mẹ tôi trải tấm ra giường cũ trên cát. Nó cứ bay phần phật trong gió cho đến khi 9 đôi giày đè nó xuống. Ba tôi lo gắn cần câu cá bằng tre, cái cần câu ba tự làm lấy ở nhà theo kiểu Tàu ba nhớ hồi nhỏ. Bọn nhóc chúng tôi thì ngồi sát nhau trên cái tấm trải, thọc tay vô giỏ đồ ăn lấy sandwiches ra ăn ngấu nghiến, tay vẫn còn dính đầy cát.

Thế rồi ba đứng lên, chiêm ngưỡng cái cần câu cá, cái vẻ dẻo dai, mạnh mẻ của nó. Hài lòng, ba cầm đôi giày lên đi ra chỗ bìa bãi biển, bước lên dãy đá ngầm ra chỗ giáp ranh với nước biển. 2 chị tôi, Janice và Ruth, nhảy dậy tự phủi cát trên đùi. Phủi cát trên lưng nhau rồi chạy ra bãi cát, rít lên vui vẻ. Tôi định đứng dậy rượt theo nhưng mẹ tôi gật đầu hướng về 4 em trai tôi: “Coi chừng tụi nó nghe”. 4 đứa em, giống như 4 cái neo kéo tôi lại. Matthew, Mark, Luke và Bing. Tôi ngả người lại trên cát, rên rỉ “Tại sao?” Tại sao tôi phải coi chừng tụi nó.

Mẹ trả lời như thường:”Vì con là chị”

Tôi phải làm. Vì chúng là em tôi. 2 chị tôi đã từng coi chừng tôi. Còn cách nào khác để tập làm bổn phận? Còn cách nào khác để nhớ ơn cha mẹ?

Matthew, Mark và Luke được 12, 10 và 9 tuổi, đủ lớn để chơi với nhau đủ trò. Chúng đã chôn Luke trong cát đến tận cổ, chỉ lòi cái đầu ra ngoài. Chúng đang xây 1 cái thành trên người Luke.

Nhưng Bing thì mới có 4 tuổi, dễ vui nhưng dễ chán và hay quậy quọ. Nó bị 3 đứa anh đẩy ra vì sợ nó làm hư cái thành cát.

Vì vậy Bing đi lang thang trên bãi biển, khó chịu như ông hoàng đế bị truất ngôi, lượm những hòn đá rồi ném vào biển. Tôi đi theo sau, cứ nghĩ rủi có sóng tràn tới

thì chẳng biết làm gì. Thỉnh thoảng tôi gọi Bing, “Đừng có đi vô nước. Em bị ướt chân đấy.” Rồi tôi nghĩ sao mà tôi giống mẹ quá, luôn luôn lo sợ thái quá trong lòng, nhưng ở ngoài mặt thì cứ nói những thứ nguy hiểm đâu đâu (ướt chân!). Sự lo lắng cứ bao lấy tôi giống như bức tường của cái vòm dá. Rồi tôi tự trấn an là mọi chuyện đều đã được lo toan, coi như an toàn.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x