Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Ngày hôm nay, Hoàng đế nước Pháp là Napoléon III, Nữ hoàng nước Tây Ban Nha là Isabelle II và Quốc vương nước An Nam là Tự Đức nhiệt tình mong ước rằng hiệp ước hoàn hảo nhất từ nay chi phối giữa ba nước Pháp, Tây Ban Nha và An Nam, đều muốn cho tình hữu nghị và hòa bình giữa ba nước không bao giờ tan vỡ.

(Nhằm mục đích ấy có Đô đốc Louis-Adolphe Bonard đại diện Hoàng đế Pháp, Đại tá Don Carlos Palanca Guttierez đại diện Nữ hoàng Tây Ban Nha, và Thượng thư Phan Thanh Giản, Thượng thư Lâm Duy Thiếp đại diện Quốc vương Tự Đức cùng đồng thuận về các Điều của hiệp định hòa bình và thân hữu này).

Điều 1: Kể từ nay sẽ có nền hòa bình vĩnh cửu giữa Hoàng đế nước Pháp, Nữ hoàng Tây Ban Nha một bên và Quốc vương An Nam một bên; tình hữu nghị cũng sẽ trọn vẹn và vĩnh cửu giữa công dân ba nước, bất cứ họ ở đâu.

Điều 2: Công dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha sẽ có thể thi hành việc thờ phượng đạo Kitô trong nước An Nam và công dân của nước này bất cứ ai muốn gia nhập và theo đạo Kitô sẽ được tự do không bị ngăn cản; nhưng không ai được ép uổng theo đạo những người không muốn theo.

Điều 3: Toàn thể ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (Mỹ Tho) và Côn Đảo sẽ hoàn toàn theo hòa ước này thuộc chủ quyền trọn vẹn của Hoàng đế nước Pháp.

Ngoài ra thương nhân Pháp sẽ được tự do buôn bán và lưu thông bằng bất cứ tàu thuyền nào trên sông Mêkông và tất cả chi lưu của sông này; cũng sẽ như vậy đối với chiến hạm Pháp đi thanh tra trên sông này và tất cả những chi lưu.

Điều 4: Một khi hòa bình tái lập, nếu một nước ngoài muốn được trao cho một phần đất đai An Nam – hoặc bằng gây hấn, hoặc bằng hiệp ước – thì Quốc vương An Nam sẽ thông báo trước cho sứ thần Pháp để đệ trình trường hợp xảy ra ngõ hầu Hoàng đế Pháp được hoàn toàn tự do trong việc có trợ giúp hay không Vương quốc An Nam. Nhưng nếu trong hiệp ước với ngoại quốc có vấn đề trao nhượng đất đai, thì việc trao nhượng ấy chỉ có thể hợp thức hóa bằng sự chấp thuận của Hoàng đế Pháp.

Điều 5: Công dân đế quốc Pháp và vương quốc Tây Ban Nha có thể được tự do thương mại trong ba hải cảng Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên.

Công dân An Nam cũng được tự do thương mại trong các hải cảng Pháp và Tây Ban Nha theo đúng luật pháp hiện hành.

Nếu một nước ngoài giao thương với An Nam, thì công dân nước ngoài ấy không được biệt đãi hơn công dân Pháp và Tây Ban Nha…

Điều 6: Khi hòa bình tái lập, nếu có vấn đề gì quan trọng phải thương thảo, thì ba nhà vua sẽ cử đại diện thương thuyết tại một trong ba thủ đô…

Điều 7: Khi hòa bình tái lập thì sự hận thù hoàn toàn không còn. Vì thế Hoàng đế Pháp sẽ chấp thuận một cuộc đại xá cho các công dân dù quân sự hay dân sự của vương quốc An Nam từng tham chiến và tài sản bị tịch thu của họ sẽ được giải tỏa. Quốc vương An Nam cũng sẽ tổng đại xá cho những công dân mình từng đầu hàng và theo Pháp, đại xá cho những người ấy và cả gia đình họ.

Điều 8: Quốc vương An Nam phải trả một chiến phí là bốn triệu đôla trong vòng mười năm.
Sẽ được trừ đi số tiền mười vạn quan đã đưa trước rồi. Vương quốc An Nam không có tiền đôla, vậy mỗi đô-la tính là 72 phần 100 của lạng bạc.

Điều 9: Nếu một kẻ gian phi, trộm cướp hay phản loạn An Nam vi phạm trộm cướp hay phá rối trật tự trong phần lãnh thổ thuộc Pháp, hay nếu công dân Âu châu nào phạm pháp trốn sang lãnh thổ An Nam, thì lập tức chính quyền Pháp thông tin cho chính quyền An Nam biết để cố bắt giữ kẻ phạm pháp và trao cho chính quyền Pháp.

Cũng cư xử như thế đối với kẻ gian phi trộm cướp hay tạo loạn người An Nam sau khi phạm tội chạy chốn sang địa hạt Pháp.

Điều 10: Cư dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên có thể tự do buôn bán trong ba tỉnh thuộc Pháp tuân theo luật lệ hiện hành; nhưng việc chuyên chở binh lính, khí giới, đạn dược hoặc lương thực giữa ba tỉnh đó với Nam Kỳ thì phải duy nhất đi qua đường biển.

Tuy nhiên, Hoàng đế Pháp chấp thuận việc chuyên chở như thế vào Cao Miên thì qua Mỹ Tho gọi là Cửa Tiền, với điều kiện là chính quyền An Nam phải báo trước cho Đại diện Hoàng đế để nhận lãnh giấy thông hành. Nếu không theo đúng thủ tục đó và việc chuyển vận thâm nhập không có giấy phép, thì phương tiện chuyên chở cùng đồ đạc chuyên chở sẽ bị bắt giữ và đồ đạc bị tiêu hủy.

Điều 11: Tỉnh thành Vĩnh Long vẫn bị chiếm giữ bởi quân đội Pháp tới khi có lệnh mới, song không ngăn cản hoạt động của quan chức An Nam. Tỉnh thành này sẽ được trả về Quốc vương An Nam ngay khi nhà vua làm cho ngưng hết sự phản loạn do chính lệnh của nhà vua hiện còn tồn tại trong hai tỉnh Gia Định, Định Tường, và khi các thủ lãnh phản loạn ra đi tạo cho xứ sở yên ả và khuất phục đúng như một xứ sở thanh bình.

Điều 12: Mỗi vị Thượng quan toàn quyền của ba nước sẽ báo cáo lên Quốc trưởng mình và kể từ hôm nay ngày ký hiệp ước này trong thời hạn một năm, sau khi ba vị Quốc trưởng xem xét và phê chuẩn hiệp ước, thì nghi thức chuẩn nhận sẽ được tiến hành tại thủ đô vương quốc An Nam.

Các Đại diện Toàn quyền tương ứng kể trên đây cùng ký tên và đóng dấu vào hiệp ước này để làm tin.

Làm tại Sài Gòn, năm 1862 ngày 5 tháng 6.

Năm Tự Đức thứ 15, tháng 5, ngày 9.

Đã ký

Bonard, Carlos Palanca,

Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp[17]

Mười hai điều khoản hiệp ước tai hại cho tiền đồ Việt Nam như vậy nên Tự Đức đau đớn than rằng: “Thương thay cho con đỏ của lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng! Hai viên này không những là người có tội của bản triều mà là có tội với nghìn muôn đời vậy!”.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x