Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

NAM-KỲ DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1861-1945)

LÝ DO PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Giữa thế kỉ thứ XIX, các vua Việt Nam : Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức nhận thấy nhiều nước Á-châu như Ấn-độ, Qua-va (Java), Lữ-tống (Luçon) bị mất, thế lực đế-quốc Âu-châu càng ngày càng bành-trướng qua Đông mà binh lính đi tiền-phong chính là lái buôn, thành thử các ngài lo ngại về chủ quyền nước mình mà buộc lòng phải cấm ngăn tôn-giáo.

Chụp lấy cơ-hội nước Việt-nam bắt đạo, giết đạo, nước Pháp vội vàng cử binh hùng, tàu chiến đến xâm-lược Việt-nam, thật sự không ngoài mục-đích sau đây :

– Chánh trị : Cần dùng phải tìm kiếm mở-mang thuộc địa, cho khỏi tỏ mình thấp kém hơn một vài cường quốc Âu-châu.

– Kinh tế : Bắt buộc phải có chỗ tiêu-thụ cho hàng hóa sản vật của mình.

– Văn hóa : Xây-dựng thế-lực trên biển Thái-bình-dương tự-do nghiên-cứu khoa-học trên đất nước Việt-Nam.

XÂM CHIẾM NAM-KỲ

Ngày hai tháng hai, năm 1859, hải quân Trung-tướng Rigault de Genouilly đem binh thuyền vào cửa Cần-giờ, ngày 18-2-1859 chiếm thành Sàigòn, ngày 12-4-1861 đánh chiếm Định-tường, ngày 14-12-1861 chiếm lấy Biên-hòa.

Ký-kết hòa-ước năm Nhâm-Tuất ngày 5-6-1862, sứ-thần Việt-nam là Phan-Thanh-Giản và Lâm-Duy-Hiệp nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông : Biên-hòa, Gia-định, Định-tường.

Ngày 4-7-1863, sứ-bộ Việt-nam xuống tàu L’Européen sang Pháp xin chuộc ba tỉnh ấy : ngày 5-11-1863, sứ-bộ Pháp-Hoàng Napoléon III tiếp rước trọng thể, hẹn rằng sẽ trả lời cho Triều-đình Huế sau khi đình nghị về việc đó.

Sau đó, Pháp-quốc không ưng-thuận cho chuộc ba tỉnh miền Đông, nên Thiếu-tướng De Lagrandière, ngày 20-6-1867, đoạt thành Vĩnh-long, ngày 22-6 chiếm An-giang, ngày 24-6 chiếm Hà-tiên, và ngày 25-6, De Lagrandière bố-cáo trọn xứ Nam-kỳ từ đây thuộc về Pháp-quốc.

Do hòa-ước năm Giáp-Tuất, ký kết ngày 15-3-1874, Triều-đình Huế nhìn nhận sáu tỉnh Nam-kỳ là thuộc địa nước Pháp.

CHẾ ĐỘ CAI TRỊ TẠM THỜI

Sau khi quân-đội Pháp chiếm lấy 3 tỉnh miền Đông : Gia-định, Biên-hòa, Định-tường, mấy năm đầu, các quan Nam-Triều bỏ đi hết, làng xã thì không hương-chức, sổ bộ đều lạc mất. Có ít trò nhà dòng biết tiếng La-tinh theo làm thông-ngôn cho quan binh mà thôi. Lần lần, dân-sự mới qui tụ lại, hương thôn mới tái lập như xưa.

Đời Đô-đốc Charner, lập tại Gia-định và Mỹ-tho một số đồn Pháp để cai-trị nhân-dân, có một đội binh yểm-trợ.

Nhiều sĩ quan được lãnh trách-nhiệm cai-trị, gọi là « Quản-đốc bổn-quốc sự-vụ » (Directeur des Affaires Indigènes) thay thế cho tri-huyện, tri-phủ người Việt.

Nhiệm-vụ của họ là xử kiện, tiễu-trừ trộm cướp, khảo-cứu phong-tục và tổ-chức chánh-trị trong xứ. Mặc dầu họ có chức-chưởng hành-chánh, song họ có quyền trưng-dụng đội binh trấn thủ trong các đồn để đề phòng giặc giã và bảo vệ quyền thế của họ.

Các khu-vực hành-chánh Nam-kỳ vẫn y nguyên như cũ và quyền-hạn của các quản-đốc không vượt khỏi phạm-vi khu-vực của mình.

Sau đấy, Đô-đốc Bonard có sáng-kiến giao phó cho các quan Việt-nam cai-trị người Việt, nếu các quan bất-lực và dân-sự nổi lên thì quân đội Pháp sẽ đến can thiệp.

Bởi thế, khi nào thuận-tiện, thì Đô-đốc thay thế mấy viên quản-đốc bằng tri-Phủ, tri-Huyện dưới quyền của một số ít sĩ-quan Pháp lãnh nhiệm-vụ chỉ-huy cao cấp (Commandant Supérieur) quyền hành như chức Tổng-đốc và lãnh-binh gồm việc binh-dân.

Quan tham-biện bổn-quốc sự-vụ đảm nhiệm ty-án và trông coi các quan huyện lãnh phần hành-chánh, thâu thuế và lo việc cảnh sát trong địa-phận mình.

Phương-pháp cai-trị ấy đưa đến kết-quả thảm bại và không thể áp dụng cho các tỉnh mới chiếm được, lý-do là các quan người Việt bỏ xứ mà đi, còn những người ở lại có uy-tín đối với dân thì lại bị chính-phủ Pháp bắt mà giết đi vì chống cự người Pháp.

Chỉ còn lại những người dốt nát xu thời, và nhà chức-trách Pháp lại tuyển chọn những người cầm quyền Việt-nam có thành kiến không tốt với Nam-Triều, thừa cơ-hội chạy theo làm tay sai cho chúng.

Những đứa con trung-thành của tổ-quốc thấy cảnh nước mất nhà tan do bọn thực-dân Pháp chiếm đoạt đất đai, nhứt tề đứng dậy khắp nơi phản kháng. Mặc dầu khí-giới tối-tân, nhưng chúng không thể nào chiếm được lòng dân. Súng đồng tàu chiến của chúng tuy có thể dẹp tan binh lực của Triều-đình, nhưng không sao dập tắt lửa thù vong quốc của một dân-tộc đã có truyền-thống oanh-liệt trên bốn ngàn năm lịch-sử.

Cuộc chiến đấu của dân quân miền Nam đã thiết thực cảnh cáo nặng nề chủ-nghĩa thực-dân khi mới để chân xứ này, họ gặp phải sự phản đối mãnh-liệt của nhân dân ta tiêu biểu là bức thơ của dân chúng Gò-công gởi lên nhà cầm quyền thực-dân Pháp sau đây :

NHO PHONG SĨ-KHÍ TRÊN ĐẤT GÒ

Một bức thơ lịch-sử của dân chúng Gò-công gởi phản kháng chánh-phủ Pháp vào năm 1862.

Đây là một bức thơ quan-trọng trong lịch-sử kháng Pháp của dân quân miền Nam vùng dậy từ năm 1862, sau khi quân-đội viễn chinh chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông : Gia-định, Biên-hòa, Định-tường, và luôn cả phần đất huyện Tân-hòa tức là Gò-công ngày nay.

Lúc bấy giờ dân chúng Gò-công thảo một lá thư gởi lên nhà cầm-quyền Pháp ở Sài gòn phản kháng sự xâm lăng cướp nước của chánh-phủ tân-trào. Lời lẽ trong bức thơ rất chân-thành không văn-hoa bóng bẩy, nhưng đượm vẻ hào-hùng với tinh thần bất khuất, một bức thơ cách đây trên một thế kỷ của lớp người xưa trên đất Gò, nhưng đến nay lời lẽ cũng còn văng vẳng bên tai của người dân Việt, nó đã ăn sâu vào huyết quản của người Việt có tinh-thần hoài bão đến quê-hương, nhìn xa sự mất còn của đất nước không sao quên được bức thư này.

Cố công sưu tầm, chúng tôi xin trích lục bức thơ đăng trong tuần báo Phổ-thông, số 7 tháng 10 năm 1952 của soạn giả Trần-Nguyên-Anh gồm những đoạn sau đây :

« Cuộc tranh-thủ độc-lập của dân Việt-Nam đang làm sôi nổi dư luận thế giới phải chú ý tới. Người ta nói rằng cuộc tranh đấu mới có từ mấy năm nay. Thật là một sự hiểu lầm to ! Vì nó đã bắt đầu từ khi triều đình ta phải nhượng 3 tỉnh miền Đông rồi sau bị quân xâm-lăng cướp nước chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây tức là trọn Nam-kỳ lục tỉnh ».

Một bằng chứng cụ-thể, một tài liệu quý giá với những lời lẽ thiết tha, là lá thư của dân chúng tỉnh Gò-công gởi lên Đô-đốc Réveillère, tư lệnh quân đội Pháp, khi ông này đến đó thiết-lập tỉnh bộ hành chánh năm 1862.

Tiếc rằng bản chánh không còn, nhưng bản Pháp văn do Georges Garros mà chúng tôi tạm dịch ra đây, thiết tưởng cũng đầy đủ lột hết tinh thần nho phong sĩ-khí dân chúng ta thời ấy.

Cùng nhà đương quyền Pháp :

« Mất chính-phủ của bản quốc Hoàng-đế, chúng tôi đau đớn như con mất cha, mất mẹ.

« Quý quốc ở Tây-phương, bản quốc ở Đông-hải, chẳng khác gì con ngựa và con trâu vậy.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x