Chú Bé Trong Vali – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
NGƯỜI BẠN BẤT NGỜ
Áo choàng trắng hay những công thức
Trong thành phố lớn có một chú bé bình thường tên là Xéc-gây Xư-ra-e-xkin. Trông bề ngoài chú chẳng có gì đáng chú ý: cái mũi hếch, đôi mắt màu xám, đôi hàng mi dài. Tóc chú bé lúc nào cũng rối bù. Bắp thịt không nổi rõ, nhưng rắn chắc. Đôi bàn tay đầy vết xước dính đầy mực; đôi giày rách bươm vì đá bóng. Nói tóm lại, Xư-ra-e-xkin giống hệt mọi đứa trẻ mười ba tuổi.
Cách đây nửa năm, gia đình Xư-ra-e-xkin dọn đến phố Bồ Đề ở trông một ngôi nhà lớn màu vàng da cam. Trước đó họ ở Ngõ Đậu. Kể cũng lạ, giữa những tòa nhà khổng lồ như thế này mà vẫn còn giữ được hòn đảo cuối cùng của thành phố cũ. Ngõ Đậu có những căn nhà thấp, những mảnh sân hẹp, đến nỗi lần nào chơi bóng bọn trẻ cũng đánh vỡ kính cửa sổ. Nhưng cũng đã nửa năm rồi không còn Ngõ Đậu nữa. Máy san đất đã phá nhà đi và bây giờ ở đó chỉ còn những cái cần cẩu dài ngoẵng đang hoạt động.
Xê-ri-ô-gia[1] thích chỗ ở mới. Chú cho rằng, khắp thành phố không có nơi nào tuyệt diệu như vậy: sân rộng rãi như quảng trường, xanh tươi như công viên, chạy nhảy chơi đùa suốt ngày không chán. Hoặc giả có chán thì vào xưởng thủ công mà bào, cưa, muốn làm gì thì làm. Nếu không, thì vào phòng giải trí mà chơi bi-a, đọc báo chí, xem vô tuyến truyền hình có màn ảnh to như một tấm gương lớn gắn lên tường.
Lúc nào thanh thản có thể ra sân ngắm nhìn những đám mây trôi vùn vụt – những đám mây hình chim, hình tàu lượn, hình tên lửa, bị gió cuốn đi trên bầu trời xanh; những luồng tia nắng mặt trời đổ xuống như dòng thác; hay ánh trăng lấp lánh như dải bạc. Và bỗng từ phía bên kia các mái nhà xuất hiện một chiếc máy bay phản lực chở khách to tướng, ánh bạc lấp lánh sải đôi cánh rộng thoáng rạp khắp sân và rồi biến mất, để lại tiếng động ầm ầm trên các mái nhà.
Ngôi trường mới ở ngay giữa sân cũng rất vừa ý Xê-ri-ô-gia. Bàn trong các lớp học màu trắng, còn bảng thì màu vàng, xanh lá cây và xanh da trời. Ra đến hành lang thì trước mặt là bức tường kính rồi đến bầu trời mây, hàng cây, bụi cỏ; tưởng chừng như ngôi trường là một con tàu bồng bềnh giữa lớp sóng xanh. Còn một điều quan trọng nhất, thích thú nhất là máy tính đặt ngay trong phòng thí nghiệm. Những chiếc vô tuyến truyền hình lớn nhỏ và những chiếc máy chữ trông như những chiếc tủ đứng; chúng vui vẻ gõ phím chào đón Xê-ri-ô-gia, thân mật nhấp nháy những cặp mắt nhiều màu, hân hoan rít lên bài ca không bao giờ tắt. Nhờ có những chiếc máy thông minh tuyệt vời này mà nhà trường được mang tên đặc biệt: trường học của các nhà điều khiển học trẻ tuổi.
Dạo mới dọn đến nhà mới, Xê-ri-ô-gia xin vào học lớp bảy “B”. Và ngay từ khi còn chưa trông thấy những máy này, chú đã nói với bố:
— Bố ạ, con gặp may. Con sẽ chế tạo người máy.
— Người máy à? Để làm gì? – Ông Pa-ven An-tô-nô-vích ngạc nhiên hỏi.
— Sao bố lại hỏi: để làm gì? Người máy sẽ đi mua bánh, rửa bát và nấu cơm. Con sẽ có một người bạn như thế bố ạ.
— Thế mà là tình bạn à? – Ông bố hỏi vặn. – Tình bạn rửa bát…
Xê-ri-ô-gia cãi:
— Nhưng đó là người máy, người phục vụ bằng máy cơ mà.
Chú tính toán những công việc sẽ giao cho người máy, mãi đến khi ông bố phải bảo:
— Thôi tưởng tượng như thế đủ rồi. Ngày mai đi học, con sẽ hiểu biết hết.
Xê-ri-ô-gia nằm trong chăn lẩm bẩm:
— Nó sẽ còn phải đánh giày nữa.
Sáng hôm sau, Xê-ri-ô-gia đã quên mất việc chế tạo người máy. Tan học, chú chạy như bay về nhà, vứt cặp xuống hành lang và vừa thở hổn hển vừa ngâm nga:
“A” và “B” ngồi trên ống khói,
“A” ngã nhào” “B” cũng chuồn đi,
Hỏi trên ống khói còn gì?
Bố cười:
— Gớm chưa! Nhà điều khiển học của chúng ta đã có phát minh cơ đấy. Theo bố bài toán này ở lớp mẫu giáo đã làm rồi.
Xê-ri-ô-gia nói:
— Được. Nếu bố bảo ở lớp mẫu giáo đã làm rồi thì bố thử giải đi.
— Thôi con, hãy khoan đã. Hôm nay bố phải thức khuya nghiên cứu bản vẽ.
Ông Pa-ven An-tô-nô-vích đã đi vào phòng, nhưng Xéc-gây vẫn bám riết lấy bố:
— Không. Bố không được nói lảng. Bố phải trả lời xem trên ống khói còn gì đã?
Ông bố nhún vai:
— Chắc còn chữ “và” chứ gì?
— Đấy nhé, sao bố giải sơ lược thế? – Xê-ri-ô-gia làm ra vẻ quan trọng. – Giả sử “A” là người nạo ống khói và “B” là người thợ nướng bánh. Nếu hai người cùng ngã thì làm gì còn “và”. Đấy không phải là đồ vật, không thể sờ thấy được, không thể đánh rơi được, – Xéc-gây ngừng một lát, cười láu lỉnh. – Nhưng bố cũng đúng. Thực ra bố không ném chữ “và” ra khỏi ống khói. Bố có nhận ra nó. Thế có nghĩa là chữ đó mang một thông tin quan trọng. Nó quan trọng ở chỗ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa đối tượng “A” và đối tượng “B”. Mặc dù “và” không phải là một đồ vật, nhưng nó tồn tại và giúp người ta nhận ra nhau.
— Thông minh lắm,- ông Pa-ven An-tô-nô-vích nhận xét. – Như vậy là bố con ta hiểu nhau rồi đấy chứ nhỉ.
— Con nghĩ rằng, mọi vật thật đơn giản. – cậu con trai nói tiếp. – Mỗi chữ, mỗi từ, mỗi vật, ngay cả gió và mặt trời cũng mang trong mình một lượng thông tin. Ví dụ, bố đọc bảo biết được tin tức mới. Con làm toán áp dụng các công thức và tìm ra đáp số. Trên mặt biển, thuyền trưởng lái tàu chỉ cần nhìn sóng cũng đoán được chiều gió. Tất cả chúng ta đều cùng làm một việc: lấy một thông tin nào đó nghiên cứu và cố thu cho được những nhận xét tốt. Đó là qui tắc chính của người máy.
Căn cứ vào câu nói uyên bác đó, ông bố đưa ra một kết luận thật bất ngờ:
Sách liên quan
Không Gì Chết Đi Bao Giờ – Đọc sách online ebook pdf
Nguyễn Thanh Việt
Khi Người Ta Trẻ – Đọc sách online ebook pdf
Phan Thị Vàng Anh
Em Thuộc Về Anh – Đọc sách online ebook pdf
Emily Giffin
Đào Yêu Ký – Đọc sách online ebook pdf
Tát Không Không
Chuyện Đời Xưa – Đọc sách online ebook pdf
Trương Vĩnh Ký