Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Kí ức công chính

Đây là một cuốn sách về chiến tranh, kí ức, và căn cước. Nó tiến hành từ ý niệm rằng mọi cuộc chiến đều được giao tranh hai lần, lần đầu trên bãi chiến trường, và lần thứ nhì trong kí ức. Bất cứ cuộc chiến nào cũng có thể minh chứng cho sự tuyên xưng này, nhưng cuộc chiến phục vụ một cách thiết thân như một hoán dụ cho vấn đề chiến tranh và kí ức là cái một số người gọi là cuộc Chiến tranh Việt nam và những người khác gọi là cuộc Chiến tranh Hoa kì. Những danh xưng tranh chấp này chỉ định ra cuộc chiến này gánh chịu ra sao từ một cuộc khủng hoảng về căn cước, do vấn đề nó sẽ được biết đến và tưởng nhớ ra sao.

Sự sóng đôi của chiến tranh và kí ức là thông lệ sau những tai họa của thế kỉ thứ hai mươi, với mấy chục triệu người chết dường như kêu gào đòi tưởng niệm, đòi vinh danh, và thậm chí, nếu người ta tin vào các hồn ma, đòi an ủi.1 [Chú thích 1: Cái thân thể văn học và hàn lâm của công trình về chiến tranh và kí ức là có chất lượng. Trong khi nhiều phần của công trình ấy sẽ được viện dẫn qua suốt sách này và trong những cước chú về sau, tôi sẽ nhắc nhở ở đây một số những công trình khác mà tôi đã thấy hữu ích: Ashplant, Dawson, và Roper, “The Politics of War Memory and Commemoration/ Chính trị về Kí ức và Tưởng nhớ Chiến tranh”; Winter, “From Remember War/

Từ Nhớ lại Cuộc chiến”; và những bài luận văn sau đây từ cuốn War and Remembrance in the Twentieth Century/ Chiến tranh và Kỉ niệm trong thế kỉ thứ hai mươi, biên tập do Winter và Sivan: Merridale, “War, Death, and Remembrance in Soviet Russia/ Chiến tranh, Cái chết, và Kỉ niệm ở Liên Xô,” Winter, “Forms of Kinship and Remembrance in the Aftermath of the Great War/ Những Hình thức về Thân thích và Kỉ niệm sau cuộc Đại Chiến,” Winter và Sivan, “Introduction/ Dẫn nhập,” Winter và Sivan, “Setting the Framework/ Thiết định khung khổ.”] Vấn đề về chiến tranh và kí ức vì vậy đầu tiên và trên hết là về cách nhớ đến người chết, là những kẻ không thể tự nói cho bản thân. Sự im lặng nhức nhối của họ cưỡng bách những người đang sống–có lẽ, bị nhuốm ít nhiều phức cảm mang tội của kẻ sống sót–để nói lên cho họ.

Không thể tách biệt khỏi cái lịch sử thê lương và tang tóc này là những câu hỏi còn phức hợp hơn. Làm sao chúng ta nhớ những người sống và những gì họ đã làm trong suốt thời chiến? Làm sao chúng ta nhớ cái quốc gia và nhân dân vì đó những người chết được giả thiết là đã chết cho? Và làm sao chúng ta nhớ tự thân chiến tranh, cả chiến tranh trong nghĩa rộng và cuộc chiến tranh đặc thù vốn đã định hình chúng ta? Những câu hỏi này phác điệu rằng những cuộc chiến mới không thể giao tranh ra sao trừ khi một quốc gia đã xử lí với những cuộc chiến cũ của nó, dù một cách không hoàn hảo hay không trọn vẹn. Vấn đề làm sao nhớ lại chiến tranh là trung tâm cho căn cước của quốc gia, vốn tự thân hầu như luôn đặt nền tảng trên sự chinh phục bạo động về lãnh thổ và sự chế ngự nhân dân.2 [Chú thích 2: Về sự bạo động và việc lập cơ sở của quốc gia, xem Renan, “Một quốc gia là gì?”]

Đối với các công dân, những vòng hoa về uyển ngữ và một màn sương mù về huyền thoại quang vinh phong liệm cái quá khứ đẫm máu này. Những chiến trận đã định hình quốc gia thường khi nhất được giới công dân tưởng nhớ như là bảo vệ xứ sở, thường để phục vụ hòa bình, công lí, tự do, hay những ý niệm cao quý khác. Được trang phục trong cách này, những cuộc chiến tranh của quá khứ biện minh cho những cuộc chiến tranh của hiện tại vì đó người công dân sẵn sàng chiến đấu hay ít nhất đóng thuế, vẫy cờ, bỏ phiếu, và thi hành mọi bổn phận và nghi thức khẳng định cái căn cước của mình, nữ cũng như nam, như là đồng nhất với căn cước của quốc gia.

Còn có một căn cước khác cũng can dự luôn, cái căn cước của chiến tranh, “sự khai sinh của linh hồn một quốc gia,” như nhà viết tiểu thuyết Bob Còn có một căn cước khác cũng can dự luôn, cái căn cước của chiến tranh, “sự khai sinh của linh hồn một quốc gia,” như nhà viết tiểu thuyết Bob Shacochis diễn tả.3 [Chú thích 3: Shacochis, The Woman Who Lost Her Soul/ Người đàn bà đánh mất linh hồn, phiên bản Kindle, trang 196.] Mỗi cuộc chiến đều có một căn cước tách biệt, một khuôn mặt với những đặc trưng được vẽ ra cẩn thận, thân quen chỉ trong thoáng nhìn với nhân dân của quốc gia đó.

Bởi vậy, Thế Chiến II là “Chiến tranh Tốt lành” đối với nhiều người Hoa kì trong khi tấn bi kịch với Việt nam là cuộc chiến tranh xấu xa, một hội chứng, một sự sa lầy, một sự mất mát nhức nhối cần phải chữa lành và phục hồi. Cái khuynh hướng là nhớ lại những cuộc chiến tranh giống như các cá nhân, riêng rẽ và tách biệt. Những cuộc chiến tranh trở thành những biến cố chia lìa có lằn ranh rõ ràng trong thời gian và không gian bởi những sự tuyên chiến và những sự ngừng bắn, bởi sự kí chú về những niên đại trong sách sử, những bài báo, và những tấm bia tưởng niệm. Ấy thế nhưng mọi cuộc chiến tranh đều có những khởi đầu mù mờ và những kết thúc không trọn, thường khi tiếp tục một cuộc chiến đi trước và đổ bóng xuống một cuộc chiến về sau.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x