Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CHỮ QUỐC NGỮ TRONG CÁC THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH

Ngay từ hồi mới chiếm Nam kỳ, nhà cầm quyền Pháp đã quyết định bác bỏ chữ nho và cưỡng bách dùng chữ quốc ngữ trong các giấy tờ chính thức và sau đó trong các trường học bằng các nghị định, thông tư của Thống-đốc Nam kỳ.

NGHỊ ĐỊNH 22.2.1869

Nghị định về chữ viết của tiếng An-nam bằng mẫu tự Âu-châu trở thành bó buộc trong giấy tờ chính thức.

Điều 1. Kể từ 1.4.1869 tất cả giấy tờ chính thức : nghị định, quyết định, án lệnh, phán quyết, thông tư v.v… đều sẽ được viết và công bố bằng mẫu tự Âu-châu, với những chữ ký của các người có thẩm quyền.
Điều 2. Không một bản dịch nào những văn thư đó bằng chữ nho sẽ có tính cách đích thực và chỉ có thể được nhận với tư cách chỉ dẫn ; nhưng một bản dịch bằng chữ nho các nghị định và luật lệ để dán thông cáo sẽ được để trên cùng một tờ giấy, bên bản văn bằng tiếng An-nam.

G. OHIER

(Recueil de la Législation et Réglementation

de la Cochinchine 1er Janvier 1880, II. Trg. 272)

QUYẾT ĐỊNH NGÀY 18.3.1869 VỀ GIA ĐỊNH BÁO 6
Phó Đề-đốc, quyền Thống-đốc, Tổng tư lệnh…

Chiếu nghị định ngày 22.2.1868 về những giấy tờ chính thức được công bố bằng tiếng An-nam phải được viết bằng mẫu tự La-tinh quyết định.

1. Tờ Gia-định báo sẽ ra lại ngày thứ hai từ 1/tháng 4.

2. Giá báo hằng năm sẽ tăng 20 quan.

3. Gia định báo được tiếp tục xuất bản dưới sự coi sóc của Ông Potteau ; với chức vụ đó, đương sự sẽ nhận lãnh thêm một phụ cấp 1200 quan mỗi năm.

4. Giám đốc nội vụ đảm nhận thi hành lệnh trên.

OHIER

*

Mười năm sau, với nghị định 6.4.1878 người Pháp mới thực sự thi hành việc cưỡng bách dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh. Tuy nhiên họ cũng phải để một thời gian 4 năm mới thi hành trong toàn cõi Nam kỳ (1882). Trong thời gian đó, có nhiều nghị-định được ký thi hành việc cưỡng bách trên trong những tỉnh mà họ cho là đã đủ điều kiện.

Việc cưỡng bách dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh và học chánh được nhà cầm quyền Pháp (các Đề đốc) coi như một chính sách quan trọng hàng đầu, nên họ đặc biệt chú ý, và tìm mọi cách ngoài việc cưỡng bách trên để thi hành triệt để và nhanh chóng việc truyền bá quốc ngữ, chẳng hạn khuyến khích bằng những giải thưởng cho những người Pháp học chữ quốc ngữ, những tiền thưởng cho những giáo viên dạy chữ quốc ngữ, hoặc mở kỳ thi soạn một cuốn niêm giám để truyền bá quốc ngữ. Văn thư của Béliard và của Le Myre de Vilers gửi trong nội bộ để nói về các nghị định cho thấy những chủ đích chính trị của thực dân khi cưỡng bách dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh, học chánh.

Chính sách đồng hóa triệt để mà thực dân Pháp muốn thực hiện gặp phải một trở ngại : sự bất đồng ngôn ngữ. Không thể bắt dân chúng bản xứ nói ngay tiếng Pháp, nhưng ít ra phải thực hiện được một chữ viết chung (mẫu tự La-tinh, pháp). Do đó chữ quốc ngữ đã trở thành một công cụ chính trị có một tầm quan trọng rất lớn trong con mắt của các Đề đốc, Thống đốc vì họ tin nó sẽ tiêu diệt được mau chóng ảnh hưởng tai hại của chữ nho – là một cản trở lớn lao của chính sách đồng hóa.

NGHỊ ĐỊNH 6.4.1878 VỀ VIỆC DÙNG CHỮ AN-NAM BẰNG MẪU TỰ LA-TINH

Quan Phó Đề đốc, Thống đốc, và tổng tư lệnh…

Xét rằng chữ viết của tiếng An-nam bằng mẫu tự La-tinh ngày nay đã khá phổ thông trong các tỉnh Nam kỳ, là thứ chữ dễ học hơn chữ nho và tiện lợi nhiều so với chữ nho trong việc làm cho những giao dịch giữa các quan cai trị với dân bản xứ được trực tiếp hơn.

Xét rằng việc dùng hợp pháp thứ chữ đó chỉ làm cho dân chúng dễ đồng hóa với chính quyền ta, và vì thế thật là một đường lối chính trị tốt nếu bắt buộc dùng nó trong các giao dịch chính thức.

Tuy nhiên, xét rằng một cải cách quan trọng như thế không thể thực hiện được ngay tức khắc, và để thực hiện nó, cần có sự cộng tác của những tầng lớp lãnh đạo trong dân chúng.

Chiếu đề nghị của quyền Giám đốc nội vụ, sau khi hội đồng tư vấn đã được hội ý kiến, nay ra nghị định :

Điều 1. Kể từ 1.1.1882 tất cả những văn kiện chính thức, nghị định quyết định, sắc lệnh, phán quyết, chỉ thị v.v… sẽ được viết, ký và công bố bằng chữ mẫu tự La-tinh.

Điều 2. Kể từ ngày trên, không một tuyển dụng nào được thi hành, không một thăng trật nào được cho phép, trong ngạch phủ, huyện, tổng, đối với bất cứ ai không ở trong tình trạng viết được chữ quốc ngữ.

Điều 3. Kể từ ngày trên và đến 1.1.1886 mọi hương thân sẽ được miễn thuế thân, mọi hương hào sẽ chỉ trả một nửa thuế thân và mọi biên lai sẽ được miễn tạp dịch nếu ở trong tình trạng có thể viết được quốc ngữ.

Điều 4. Kể từ ngày 1.1.1886 không ai được giữ những chức vụ kể trên nếu không biết đủ chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên biện pháp trên được miễn cho những người trước thời kỳ đó đã tỏ ra mẫn cán và liêm khiết trong việc thi hành chức vụ. Việc giữ họ lại trong ngạch trật sẽ do Giám đốc nội vụ quyết định, chiếu đề nghị các quan cai trị.

Điều 5. Quan Giám đốc nội vụ phụ trách thi hành nghị định này, sẽ được đăng và công bố những nơi nào xét ra cần thiết.

Saigon 6.4.1887

LAFONT

Bulletin officiel de la cochinchine

française 1878 (trg 110-111)

THÔNG TƯ CỦA GIÁM ĐỐC NỘI VỤ 10.4.1878

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x