Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Tháng 1 năm 1981, Oa-sinh-tơn lạnh vô cùng. Tuyết dính nước mưa đóng băng, gió rét buốt theo dòng sông Pô-tô-mác lan toả đi khắp nơi. Mặc dầu vậy, nhưng ở thủ đô này, cũng như bất kỳ mỗi lần quyền lực có sự chuyển giao lại bừng lên một niềm kỳ vọng tha thiết! Rô-nan Ri-gân, chỉ hai ngày sau lễ nhận chức Tổng thống đã triệu kiến Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Uyn-li-am Cô-xây[23], người ông mới bổ nhiệm đến gặp ông tại phòng Bầu dục.

Tổng thống vừa nhận chức đã gặp riêng Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, bất kể nhìn từ góc độ nào, việc này cũng có chút khác thường. Chúng ta nên biết rằng, lúc đó người ta cũng đang cần Tổng thống ký vào một bản dự toán, đồng thời có một số chức vụ trong Chính phủ đang chờ bổ nhiệm các quan chức mới. Vấn đề trung tâm mà Chính phủ mới thành lập cần chú trọng nên là vấn đề kinh tế. Nhưng, người mà Rô-nan Ri-gân tiếp kiến không chỉ là Cục trưởng Cục Tình báo mà còn là một cố vấn thân cận được Tổng thống tín nhiệm.

Sự tín nhiệm này đã có đối với Cô-xây ngay từ những ngày trong thời kỳ tranh cử của Ri-gân. Khi Cô-xây nhận chức chủ tịch Uỷ ban vận động bầu cử Tổng thống cho Ri-gân, thì Uỷ ban này đã có sự chia rẽ, thậm chí còn rơi vào tình trạng hỗn loạn! “Nhiều người đã quên rồi sao! Đầu năm 1980, Rô-nan Ri-gân không mấy hi vọng trúng cử Tổng thống!”. Ri-sác A-lơn trợ lý an toàn quốc gia của Ri-gân nhớ lại: “Cô-xây đã giúp Ri-gân xoan chuyển lại tình thế”.

Khi cuộc vận động tranh cử này ở vào thời kỳ cuối, Ri-gân đã nghe theo lời khuyên của Cô-xây. Tổng thống biết rằng, hôm nay ông có thể ngồi trong phòng làm việc hình bầu dục này, một phần cũng nhờ có Cô-xây đã vận dụng kinh nghiệm quản lý và sự tinh nhậy chính trị của ông ta vào trong cuộc vận động tranh cử này. Một cố vấn của Ri-gân đã nói với Mác-tanh An-đec-sơn, một quan chức trong ủy ban vận động bầu cử rằng: “Ri-gân rất cám ơn Cô-xây, đó là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng đều có đối với người đã giúp đỡ mình!”.

Tuy nhiên, trong mấy tuần sau ngày bầu cử năm 1980, vào lúc mà các chức vụ trong Nội các đã khiến nhiều người phải mong ước đang được sắp xếp thì Cô-xây càng ngày càng cảm thất thất vọng. Cô-xây những tưởng rằng với sự tin cậy và tín nhiệm giữa ông ta với Tổng thống thì lẽ ra ông ta phải được bổ nhiệm chức Quốc vụ khanh mới đúng; đây là một chức vụ mà Cô-xây rất mong muốn! Nhưng Ri-gân lại chọn A-lec-xan-đơ Hê-gơ, nguyên Tư lệnh NATO đã thoái ngũ; một đặc điểm của con người này là rất tuân thủ kỷ luật.

Về nhiều mặt, Hê-gơ và Ri-gân không có mấy quan hệ với nhau; Hê-gơ không phát huy được tác dụng gì trong cuộc bầu cử này; ông ta không phải là bạn của Ri-gân, mà cũng chẳng phải là người mà Ri-gân trọng nể. Đương nhiên, một số đặc điểm của Hê-gơ lại được coi là quan trọng đối với chức danh Quốc vụ khanh; đó là kinh nghiệm và phong độ của ông ta.

Hạ tuần tháng 11, cuối cùng thì Tổng thống cũng “điểm” đến Cô-xây. Nhưng chức vụ mà Tổng thống đưa ra lại rất không hợp ý vị nguyên Chủ tịch Uỷ ban vận động bầu cử này. Chức danh Cục trưởng Cục Tình báo trung ương nhiều nhất cũng chỉ là một chức vụ làm người sai phái cho người khác, đâu phải của một nhà quyết sách! Vai trò này rất khó có cơ hội được tiếp cận với Tổng thống, hoặc với trung tâm quyền lực, bởi vì thông thường thì Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương chỉ là người đánh giá, nhận xét các tin tức tình báo. Sau khi Ri-gân đưa ra quyết định này thì Cô-xây nói: “Xin cho suy nghĩ vài ngày, sau đó tôi sẽ trả lời”.

Cô-xây nghĩ đi, nghĩ lại, và thấy rằng chức vụ này không làm ông ta hài lòng. Nhưng nhìn chung với độ tuổi 67 thì ông ta khó được chọn vào các chức vụ then chốt có quyền lực. Vì vậy, Cô-xây quyết định triệt để lợi dụng chức vụ này rồi từ đó chen vào tập đoàn trung tâm quyền lực.

Sau mấy hôm suy nghĩ, Cô-xây trả lời Tổng thống là đồng ý nhận chức vụ trên nếu được đáp ứng các điều kiện dưới đây. Ông nói thêm, đây là ba điều kiện tiên quyết! Điều kiện thứ nhất là trong bất cứ cơ cấu về mặt quyết sách của một chính sách ngoại giao quan trọng nào, Cô-xây cũng phải hoàn toàn được coi như một thành viên của nội các về một cấp bậc và cương vị; vì rằng Cô-xây không muốn mình bị gạt ra khỏi ngoài vòng quyết sách.

Điều kiện thứ hai là, có một văn phòng tổng hợp ở ngay trong Nhà Trắng. Cô-xây muốn được ở đó để dễ dàng tiếp cận với Tổng thống, với các quan chức trong Nhà Trắng, chứ không muốn mình bị đẩy ra tận Lăng-lây (nơi đặt Tổng bộ CIA tại bang Viếc-gi-ni-a). Ông ta muốn mình có thể không cần thông báo mà xộc vào phòng Bầu dục bất kỳ lúc nào, điều này có thể có tác dụng phi chính thức đối với ảnh hưởng của chính sách nước Mỹ. Nhưng thật ra Cô-xây muốn có một nơi của mình ở nhà Trắng là từ một nguyên nhân khác.

Cứ theo như Mác-tanh An-đéc-sơn làm việc ở Uỷ ban Cố vấn về tình báo ngoại giao của Tổng thống, người nắm được đầu đuôi ngọn ngành sự việc này thì: “Nếu Cô-xây có một văn phòng và thư kí riêng ở tầng ba tại Lầu lớn Văn phòng Hành chính (OEOB) thì điều đó có nghĩa là bất kỳ lúc nào Cô-xây cũng có thể trao đổi ý kiến riêng của mình với bất cứ thành viên nào của Uỷ ban An ninh quốc gia.

Cô-xây cũng có thể triệu tập hội nghị ở ngay văn phòng của ông ta, lánh xa cái cơ quan quan liêu mà ông ta lãnh đạo. Những cú điện thoại của ông ta ở Lầu lớn của Văn phòng Hành chính sẽ được bảo mật hoàn toàn; cũng giống như ở Tổng bộ Cục Tình báo trung ương, ông ta không cần phải ghi âm vào băng, mà chỉ phải ghi chép lại cho cẩn thận thôi!”

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x