Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Nguồn gốc của một khắc (15 phút)

Bạn đã nghe những thành ngữ “Nhất khắc thiên kim” (thời gian là vàng ngọc), “Khắc bất dung hoãn” (vô cùng khẩn cấp) bao giờ chưa? Bạn có biết tại sao một khắc lại thay thế cho mười lăm phút không?

Tương truyền rằng: rất xa xưa ở trấn Khai Phong tỉnh Hà Nam có một ông nhà giàu rất chi là chua ngoa quá quắt; đối với người làm nếu ông không đánh thì cũng chửi. Trong nhà ông ta có nuôi một cậu bé chăn trâu tên là Lượng Tử.

Tiểu Lượng Tử rất thông minh lanh lợi, được các người cùng làm yêu mến vì cậu ta thường đề xuất những ý kiến hay để hòa giải những mâu thuẫn, hạch sách của ông chủ đối với người làm. Cũng vì thế mà ông chủ rất căm ghét Tiểu Lượng Tử. Có một hôm ông chủ cố ý tìm những sơ suất của Tiểu Lượng Tử để nhân cơ hội đó đánh Tiểu Lượng Tử cho hả giận.

Một hôm Tiểu Lượng Tử chăn trâu trở về, cũng vừa lúc gặp ông chủ định đi ra ngoài, hai người bất ngờ gặp nhau ở cổng, ông chủ cho rằng gặp Tiểu Lượng Tử là điều xúi quẩy và chửi Tiểu Lượng Tử là “Đồ rác rưởi”.

Tiểu Lượng Tử cảm thấy rất tủi nhục, ấm ức rồi vừa khóc vừa phản bác lại mấy câu, vì thế ông chủ càng tức tối và trả thù bằng cách không cho ăn, không cho ngủ. Ông chủ bắt Tiểu Lượng Tử đem nước ở trong một cái bình đồng đổ ra ngoài phải đúng một ngày một đêm sao cho không được nhiều cũng không được ít, nếu không làm đúng ông chủ sẽ chặt chân Tiểu Lượng Tử.

Tiểu Lượng Tử vắt óc suy nghĩ, quan sát phía trước của bình đang chứa đầy nước, trong lòng nghĩ: Nếu để nước chảy ra từ vòi bình thì không đầy 3 phút nước sẽ chảy ra hết. Nếu từ chỗ miệng ống nước đổ vào bình, dùng một ống nhỏ cho chảy ra cũng mất khoảng một tiếng đồng hồ sẽ chảy hết. Vậy dùng cách nào thì tốt nhất đây? Đang trong lúc nát óc suy nghĩ, bỗng nhiên Tiểu Lượng Tử phát hiện ở ngoài vỏ của bình nước có một giọt nước đang từ từ nhỏ xuống. Cậu liền nảy ra sáng kiến, được rồi. Tiểu Lượng Tử vội đổ hết nước trong bình ra và đục một lỗ nhỏ dưới đáy bình. Cậu ta lấy một mũi tên, trên mũi tên đó chia ra 100 khắc và đem mũi tên thả vào bình, sau đó lại đổ đầy nước vào bình. Nước từ lỗ nhỏ từ từ chảy ra, vừa đúng một ngày một đêm là chảy hết sạch.

Từ xưa, con người đã biết vận dụng nguyên lý trong câu chuyện này, cho nước chảy từng giọt từng giọt để tính thời gian dài ngắn. Vào thời nhà Thanh, đồng hồ được mang từ nước ngoài về, một ngày một đêm có 24 tiếng đồng hồ, như vậy 24 tiếng đồng hồ chia cho 100 khắc trên mũi tên tương đương với 14 phút 24 giây, lấy số tròn là 15 phút. Vì thế người ta lấy một khắc là 15 phút và áp dụng cho đến ngày nay.

Câu về Đại Vũ với Phục Huy

Khoảng hơn bốn nghìn năm trước đây, vào thời đại Nghiêu, Thuấn, thời tiết mưa hòa gió thuận nên mùa màng bội thu, mọi người sống an cư lạc nghiệp. Khi ánh mặt trời xuất hiện họ kéo nhau đi làm và khi mặt trời khuất sau núi họ lại rủ nhau về; cuộc sống thật thanh bình và yên ả.

Nhưng đến thời kỳ Đại Vũ làm quan, thiên tai cứ xảy ra liên tiếp, năm thì hạn hán khô kiệt nhưng tiếp sau đó lại mưa lụt ào ào, nước dâng cao ngập cả làng xóm, khắp nơi đều trở thành biển nước mênh mông…

Để giúp cho con trai là Đại Vũ trị được nạn hồng thủy đang hoành hành, bố của Đại Vũ đã vào thiên cung lấy cắp bảo vật trị thủy của nhà vua, ngọc hoàng ở thiên cung nghe vậy nổi giận đùng đùng bèn sai thần lửa thiêu chết bố của Đại Vũ để răn đe những kẻ lấy cắp khác. Sau khi bố chết, Đại Vũ dũng cảm vào nghiêm cung – Thiên cung – để bẩm tấu với ngọc hoàng về thiên tai lũ lụt làm dân chúng cơ hàn và xin ngọc hoàng ban phát chút từ bi giúp Đại Vũ để cứu độ chúng sinh, trị nạn hồng thủy cho dân chúng bình an. Ngọc hoàng nghe nói rất cảm động bèn ra lệnh cho Đại Vũ dẫn dân chúng đi trị thủy và còn tặng báu vật trị thủy cho Đại Vũ. Đại Vũ vô cùng vui sướng và xúc động, ôm chặt lấy bảo vật đi mở đường, đắp đập, khai thông sông ngòi, chẳng bao lâu nạn hồng thủy đã được khắc phục.

Đại Vũ nhờ vào uy thế của bảo vật đã phân chia được dòng chảy từ thượng lưu sông Hoàng Hà xuống vùng trung và hạ lưu, biến những vùng đất bị ngập trở thành đồng ruộng đất đai màu mỡ cấp cho dân canh tác và lập nhà cửa.

 

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x