Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Làm gì có nước nào như vậy Bát đĩa đang được dọn khỏi bàn ăn, và tôi cũng sắp kết thúc món salad – một phần những điều đã trở thành nghi thức hằng tuần ở nhà Feynman. Richard, luôn ngồi ở đầu phía bắc của chiếc bàn lớn, buôn mấy chuyện dí dỏm với cậu con trai Carl.

Cậu ấy ngồi cùng với khách ở cạnh phía đông dài hơn của chiếc bàn. Ở cạnh phía nam là Gweneth, bà luôn đảm bảo thức ăn được luân chuyển nhẹ nhàng quanh bàn. Còn cô con gái Michelle thì chiếm lĩnh cạnh phía tây. Dịp ấy là cuối hè năm 1977.

Michelle sắp vào lớp hai ở một trường tiểu học địa phương; Carl thì sắp bắt đầu năm thứ nhất tại một trường trung học ở Pasadena nơi tôi sẽ dạy toán và huấn luyện môn bóng nước. “Toán cũng được”, tôi nói, “nhưng thực ra địa lý mới là môn tôi thích.

Nếu như tôi dạy địa lý, tôi sẽ mang đến lớp cái radio sóng ngắn và bật BBC hoặc đài Hà Lan. Chúng tôi sẽ chơi những trò chơi địa lý kiểu như tôi đã chơi với anh trai của mình: anh ấy và tôi sẽ điểm danh tất cả các quốc gia độc lập trên thế giới. Các vị biết đấy, kiểu như chữ cái cuối cùng của Liechtenstein sẽ lấy làm chữ cái đầu tiên của tên nước tiếp theo – Nepal, chẳng hạn”.

“Hoặc là Nigeria, Niger, hay Nicaragua”, Carl nói, hơi pha chút giọng Yorkshire của mẹ. “Và sau khi đã duyệt hết các quốc gia độc lập”, tôi tiếp tục, “Chúng tôi chuyển sang tên các tỉnh. Theo quý vị, có chăng ba nước khác nhau đều có một tỉnh tên là ‘Amazonas’ không?” “Xem nào”, Carl nói. “Có phải là Brazil, Colombia và Peru?” “Không tồi”, tôi trả lời.

“Nước thứ ba là Venezuela, cho dù phần Amazon nằm ở Peru nhiều hơn ở Venezuela”. “Vậy cậu cho rằng cậu biết tất cả các nước trên thế giới?” Richard xen vào với giọng nói tinh quái quen thuộc, thường báo hiệu nỗi bất hạnh cận kề cho cái tấm bia mà nó nhắm tới. “À, chắc là vậy”, tôi nói, nhắm thêm một miếng salad, chuẩn bị đối mặt với rắc rối chắc chắn sắp xảy ra.

“Được, vậy chuyện gì đã xảy ra với Tannu Tuva?” “Tannu nào cơ?” Tôi hỏi. “Tôi chưa bao giờ nghe thấy cái tên này” “Khi còn nhỏ”, Richard nói, “Tôi thường sưu tập tem. Có mấy con tem hình tam giác và hình thoi rất đẹp, được gửi đến từ một nơi có tên là ‘Tannu Tuva’”. Tôi nghi hoặc. Anh trai Alan của tôi, một cây sưu tầm tem, đã hàng tá lần biến tôi thành thằng ngốc khi chúng tôi chơi trò “Các hòn đảo trên thế giới”.

Anh ấy liến láu một cái tên lạ tai nào đó, như Aitutaki”, và nếu tôi lục vấn anh về cái tên ấy, thì anh sẽ lôi bộ sưu tập tem của mình ra và chỉ cho tôi mấy cái tem gửi đến từ nơi đó. Bởi vậy, tôi thôi không thách đố anh nữa, và sau khi thắng hết ván này đến ván khác, anh ấy ngày càng táo bạo hơn.

Cuối cùng tôi cũng bắt lỗi được anh với từ “Aknaki”, vốn được xem là một phần của vỉa san hô nho nhỏ ở Nam Thái Bình Dương, sau khi láng máng nhớ lại rằng, tuần trước anh ấy đã bảo nó là một dòng sông ở Mauritania. T hế là, tôi hơi rướn người trên ghế và nói, “Thưa ngài, không có nước nào như vậy”. “Có chứ”, Richard đáp. “Vào những năm 1930, đó là một mảng nhỏ màu tía trên bản đồ sát gần Mông Cổ, nhưng từ đó đến nay tôi không còn nghe nói gì về vùng đất này nữa”.

Giá như tôi dừng lại và suy nghĩ một lát thì tôi đã nhận ra rằng, mẹo ưa thích của Richard là nói một điều gì đó không tưởng mà cuối cùng lại hóa ra là sự thật. Nhưng thay vì vậy, tôi lại thắt chặt thêm cái thòng lọng đã cuốn quanh cổ mình: “Chỉ có duy nhất hai nước giáp ranh với Mông Cổ là Trung Quốc là Liên Xô”. Tôi nói một cách tự tin. “Tôi có thể chỉ cho ông trên bản đồ”.

Tôi nhắm nốt miếng salad cuối cùng, tất cả đứng dậy và đi vào phòng khách, tới chỗ cuốn sách yêu thích của Richard, cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Ở tập cuối có một atlas. Chúng tôi mở phần bản đồ châu Á. “Xem này”, tôi nói. “Ở đây chẳng có nước nào ngoài Liên xô, Mông Cổ và Trung Quốc. Cái ‘Tannu Tuva’ ấy chắc phải ở nơi nào đó khác”. “Ồ, nhìn đây!” Carl nói. “Tuvinskaya ASSR. Vùng này được bao bọc phía nam bởi dãy núi Tannu-Ola”.

Đúng rồi, vùng lãnh thổ nho nhỏ nằm ở phía tây bắc của Mông Cổ có thể đã từng có tên Tannu Tuva. Tôi nghĩ, một lần nữa tôi lại thua một nhà sưu tập tem. “Hãy nhìn này”, Richard lưu ý. “Thủ đô được đánh vần là K-YZ-Y-L”. “Kỳ thật”, tôi nói. “Chẳng có một nguyên âm chính thống nào cả!” “Chúng ta phải tới đó”, Gweneth nói.

“Đúng vậy!” Richard hưởng ứng. “Một nơi mà được đánh vần K-Y-Z-Y-L thì hẳn phải thú vị lắm đấy!” Richard và tôi toe toét cười và bắt tay nhau. Mọi người quay lại phòng ăn để dùng trà và món tráng miệng.

Trong khi tiếp tục câu chuyện, tôi nghĩ về câu hỏi kinh điển, “Tại sao bạn lại leo ngọn núi đó?” “Ngọn núi” của chúng tôi không phải là một thách thức đặc biệt về thể chất, nhưng đến được cái nơi do Liên Xô kiểm soát nằm trong vùng sâu nhất của châu Á hẳn là một việc khó khăn.

Và nguyên do để chúng tôi chấp nhận thử thách này cũng thực sự sâu sắc ví bằng câu trả lời kinh điển: “Bởi vì nó được đánh vần là K-Y-Z-Y-L!” Chúng tôi đã thảo luận làm thế nào có thể đạt được mục tiêu của mình.

Tất nhiên, Richard có thể đọc một loạt bài giảng về vật lý ở Moscow và sau đó tất cả chúng tôi sẽ đi đến Kyzyl. (Thực ra, bất kỳ ai làm một chuyến đi trong hoàn cảnh như vậy cũng nhất định nên đi Tuva trước, phòng khi “khó khăn” nảy sinh sau bài giảng.) Nhưng tới Tuva bằng cách ấy thì có khác nào dùng máy bay lên thẳng để đến đỉnh núi. Richard đã từng đến các ngóc ngách xa xôi trên thế giới. Gweneth kể lại, vài năm trước, họ đã cùng một người bạn và một sinh viên sau

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x