
Hãy Trả Lời Em Tại Sao? Tập 1 – Đọc sách online ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Vũ trụ lớn cỡ nào?
Trí khôn của loài người không thể hình dung đúng được tầm vóc của vũ trụ. Chẳng những không thể biết mà ngay cả hình dung ra nó lớn bằng nào cũng đã là khó rồi. Xuất phát từ trái đất, ta sẽ thấy tại sao lại như vậy. Trái đất là một phần – và cũng chỉ là phần nhỏ li ti mà thôi – của hệ mặt trời bao gồm mặt trời, các hành tinh xoay quanh nó, các tiểu hành tinh và các thiên thể khác.
Toàn thể hệ mặt trời “của chúng ta” cũng chỉ là một phần – và cũng chỉ là một phần nhỏ tí ti mà thôi – của một hệ thống khác lớn hơn gọi là thiên hà (hay dải ngân hà). thiên hà là một hệ thống gồm hàng triệu các vì sao, trong đó có nhiều vì sao lớn hơn mặt trời “của chúng ta” bội phần.
Và các vì sao này cũng có hệ mặt trời riêng của nó. Các vì sao mà ta thấy trong thiên hà “của chúng ta” cũng đều là những mặt trời cả. Chúng ở cách xa chúng ta đến nỗi không thể dùng đơn vị đo chiều dài thông thường như dặm (mile) hay kilomet (km) mà phải dùng đơn vị “năm ánh sáng”. Để hiểu được một năm ánh sáng dài bao nhiêu km, bạn hãy cứ lấy 300.000 km nhân với số giây trong một năm.
Nếu bạn thích thích thì con số ấy được biểu diễn bằng toán học như thế này: 9.461×1012 km. Bạn tính ra đi. ngôi sao gần trái đất nhất tên là alpha centauri – xin nhắc lại, gần trái đất nhất – cũng ở cách ta 4,3 năm ánh sáng. Thiên hà “của chúng ta” có hình dạng và kích thước bằng nào? nó có hình cái dĩa, hơi phình ở trung tâm, có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và bề dày ở trung tâm khoảng 20.000 năm ánh sáng.
Tuy nhiên dải thiên hà “của chúng ta” cũng lại chỉ là một phần tí ti của một hệ thống khác lớn hơn.Ngoài hệ thống thiên hà “của chúng ta” còn triệu triệu hệ thống thiên hà khác nữa… Bởi vậy ta mới hiểu tại sao ta không thể nào hình dung được tầm cỡ của vũ trụ. đã thế, các nhà khoa học còn cho rằng vũ trụ đang “nở” rộng. Có nghĩa là chỉ trong vài tỷ năm thì hai thiên hà có thể dang xa nhau ra một khoảng cách gấp hai lần khoảng cách trước đó.
Tại sao hệ mặt trời được cấu trúc như hiện nay?
Như ta biết không nhất thiết hệ mặt trời phải có cấu trúc như hiện nay.NNó có thể được sắp xếp theo kiểu khác lắm chứ. Trong vũ trụ, có nhiều hệ mặt trời có sự sắp xếp khác với hệ mặt trời “của chúng ta”. Sự sắp xếp của mỗi hệ mặt trời – kiểu này, kiểu kia – tùy thuộc lúc ban đầu. Loài người đã phát kiến ra vài quy luật theo đó đã khiến cho hệ mặt trời “của chúng ta” được sắp xếp theo kiểu hiện nay. Trái đất cũng như những hành tinh khác di chuyển theo quỹ đạo quanh mặt trời.
Thời gian cần thiết để trái đất quay đủ một vòng quanh mặt trời là một năm. Những hành tinh khác trong hệ mặt trời có quỹ đạo lớn hơn hoặc nhỏ hơn quỹ đạo trái đất. Các nhà thiên văn chưa giải thích một cách thỏa đáng sự hình thành của mặt trời cũng như bằng cách nào các hành tinh lại có tầm cỡ đó, ở vị trí đó, theo quỹ đạo đó. Các nhà bác học đã đưa ra nhiều giả thuyết nhằm giải thích các hiện tượng đó.
Tuy nhiên, có thể quy các giả thuyết đó thành hai nhóm. Nhóm giả thuyết thứ nhất cho rằng các hành tinh là một phần của sự thay đổi lần lần của mặt trời từ một khối hơi nóng tự xoay quanh mình mà có có tầm vóc và độ sáng như hiện nay. Nhóm giả thuyết thứ hai cho rằng vào thời rất xa xưa, có một ngôi sao nào đó tình cờ bay sớt ngang mặt trời, làm cho vài mảnh mặt trời bắn văng ra, sau đó các mảnh này tiếp tục chuyển động xoay quanh mặt trời, rồi từ từ nguội đi và thành các hành tinh. Bất kể nhóm giả thiết nào đúng thì cũng có thể nói hệ mặt trời được sắp xếp như hiện nay cũng là do ít nhiều may mắn.
Tại sao hệ mặt trời lại được sắp xếp như vậy?
Định luật kepler về sự chuyển động của hành tinh phát biểu rằng: “quỹ đạo của mỗi hành tinh là một hình bầu dục mà mặt trời là một tiêu điểm” và rằng “hành tinh chuyển động nhanh hơn khi nó ở gần mặt trời và chậm hơn khi nó ở xa”.Nghĩa là có tương quan tỷ lệ giữa khoảng cách và thời gian giữa vị trí của mặt trời và của hành tinh. định luật newton về vạn vật hấp dẫn giải thích hai vật hấp dẫn nhau như thế nào. Với các định luật nêu trên, ta có thể hiểu được tại sao hệ mặt trời lại được sắp xếp như vậy.
Cái gì khiến mặt trời tỏa sáng và tỏa nhiệt?
Nhìn ngôi sao ban đêm và mặt trời ban ngày, ta khó mà tin được đó là cùng một loại thiên thể. mặt trời đích thị là một ngôi sao, ngôi sao gần trái đất nhất.
Có thể nói đời sống vạn vật trên trái đất lệ thuộc chặt chẽ vào mặt trời. Không có sức nóng của mặt trời, sự sống không thể khởi phát được. Mà dầu cho có khởi phát được thì cũng không thể tồn tại được. Không có ánh sáng mặt trời thì làm gì có cây cỏ.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.