
Hãy Trả Lời Em Tại Sao? Tập 7 – Đọc sách online ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
THẾ GIỚI CÔN TRÙNG KỲ DIỆU
Trên thế giới này, không một sinh vật nào lạ lùng như côn trùng. Trên trời, ở mặt đất, dưới sông biển, trong lòng đất, trong khe đá; từ hai cực đến xích đạo, từ Đông sang tây, từ sa mạc mênh mông đến rừng sâu rậm rạp…
Không có nơi nào là vắng mặt chúng, chỗ nào cũng thấy bóng dáng chúng, chỗ nào cũng thấy chúng hoạt động. Bất kể xuân, hạ, thu, đông, bất kể ngày đêm, bất kể mưa nắng, chúng luôn luôn có mặt bên bạn. Trong số bọn chúng, có một số làm bạn thích thú, yêu quí; có một số làm bạn chán ghét đến căm thù; có loài làm bạn thích không rời tay; có loài làm bạn phải nhượng bộ, lùi bước…
Gia tộc côn trùng lớn như thế nào?
Côn trùng là gia tộc lớn nhất trong giới sinh vật hiện nay, côn trùng tối thiểu có tới 750 ngàn loại, chiếm tới 4/5 tất cả các loài sinh vật. 5Côn trùng thuộc ngành chân khớp (động vật chân có khớp, có đốt), chúng không những có thân mình chia khúc mà còn có các chân chia đốt.
Cùng ngành chúng có lớp giáp xác (lớp vỏ cứng), lớp nhện và lớp đa túc. Phân biệt lớp côn trùng ở đặc trưng chủ yếu của chúng: mình chia ra ba phần gồm: phần đầu, phần ngực và phần bụng, phần ngực có đôi cánh và ba đôi chân. Dưới lớp côn trùng thường chia nhỏ thành 34 bộ, dưới bộ có họ, giống cho đến loài.
Đặc trưng thân mình thông thường của côn trùng theo trình độ tiến hóa có thể chia lớp côn trùng như sau: 6 Bộ cánh màng
- Phân lớp không cánh: mình nhỏ, không cánh, biến thái không rõ rệt.
- Bộ nguyên vĩ (bộ đuôi nguyên): mình nhỏ, không có mắt kép, không có râu xúc giác, không cánh, sáu chân, thức ăn chính là vật hữu cơ phong phú ở trong đất, bộ này khoảng 300 loài.
- Bộ đàn vĩ (bộ đuôi bật): nhỏ bé, có mắt kép đơn giản, có râu xúc giác, không cánh, sáu chân, có bộ đàn (bộ búng, bật) đặc biệt, khoảng 2000 loài.
- Bộ song vĩ (bộ đuôi đôi): không có mắt kép, có râu xúc giác, không cánh, sáu chân, đuôi phát triển mạnh thành dạng kìm, khoảng 600 loài.
- Bộ anh vĩ (bộ đuôi dây tua trang sức): mình nhỏ, không cánh, có râu xúc giác dạng tơ dài, phần bụng có hai sợi râu đuôi (vĩ tu) và một sợi tơ đuôi giữa (trung vĩ tu), khoảng 500 loài. Những bộ côn trùng này cả đời không có cánh, biến thái không rõ rệt, rất gần loại tổ tiên động vật không xương sống nguyên thủy; ít có quan hệ đến nhân loại, nhưng có giá trị đặc biệt khi nghiên cứu sự tiến hóa của côn trùng.
Ii. Phân lớp CÓ cánh: loài côn trùng tương đối cao đẳng, có cánh, biến thái rõ rệt.
- Bộ phù du: côn trùng trưởng thành (thành trùng) mình mềm, tuổi thọ ngắn, miệng thoái hóa, cánh chất màng, gân cánh dạng lưới, cánh trước to hơn cánh sau nhiều. Ấu trùng sinh ở dưới nước, khoảng 2000 loài.
- Bộ chuồn chuồn: mình to, mắt to, râu xúc giác nhỏ, miệng kiểu nhai, cánh chất màng, gân cánh dạng mạng lưới, bán biến thái. Ấu trùng sinh ở nước, khoảng 5000 loài.
- Bộ gián: hình dáng loại trung, râu xúc giác dạng tơ dài và nhiều đoạn, cánh trước dạng giấy dai, cánh sau chất màng, miệng kiểu nhai, chân thích hợp cho đi nhanh, ấu trùng và thành trùng (côn trùng trưởng thành) tương tự, khoảng 7000 loài.
- Bộ ngựa trời: loại côn trùng lớn và săn bắt mồi, ngực trước kéo dài, chân trước thành chân bắt mồi, cánh trước chất da, cánh sau chất màng, ấu trùng và thành trùng tương tự, khoảng 1800 loài.
(*) Những bộ côn trùng này nằm trong loại có cánh, là loại nguyên thủy đẳng cấp tương đối thấp.
- Bộ trực cánh (bộ cánh thẳng): hình dáng loại trung, cánh trước chất da, cánh sau chất màng, miệng kiểu nhai, đồ ăn là thực vật, là loài có hại. Biến thái không hoàn toàn, khoảng 20.000 loài.
- Bộ cánh da: cánh trước nhỏ, cánh sau to, chất màng, miệng kiểu nhai, phía sau thân (mình) có một cặp đuôi dạng kim, khoảng 1200 loài.
- 12. 13. Bộ đẳng cánh (bộ cánh bằng): thân mềm, miệng kiểu nhai, xúc giác dạng tràng hạt, mắt thoái hóa, khoảng 2000 loài. Bộ bán cánh (bộ cánh một nửa): cánh trước thường là cánh bán vỏ, cánh sau chất màng, miệng kiểu chọc hút, ấu trùng và thành trùng tương tự, khoảng 30.000 loài.
Bộ cánh cứng (bộ cánh như nhau): miệng kiểu chọc hút, cánh đều là chất da hoặc chất màng, rất nhiều loài là sâu bọ chính làm hại nông nghiệp, khoảng 32.000 loài. Những bộ côn trùng này tuy có cánh nhưng thuộc về biến thái không hoàn toàn.
- 15. 16. Bộ cánh gân: cánh chất màng, gân cánh dạng mạng lưới, miệng kiểu nhai, râu xúc giác dài, mắt kép lồi ra, loại bắt mồi, khoảng 4.500 loài. Bộ cánh vỏ: cánh trước chất sừng, không có gân, cánh sau chất màng, miệng kiểu nhai, khoảng 300.000 loài, là bộ lớn nhất trong lớp côn trùng. Bộ cánh lông: thành trùng dạng bướm, nhiều lông, râu xúc giác dạng tơ phát triển mạnh, mắt kép lồi ra, miệng kiểu thoái hóa, khoảng 4.000 loài.
- Bộ cánh vẩy: cánh chất màng và có vẩy, miệng kiểu xi-phông. Chia ra hai loại: bướm và ngài, khoảng 140.000 loài, là bộ lớn thứ hai trong lớp côn trùng.
- 19. 20. Bộ cánh đôi: cánh trước phát triển nhanh, chất màng, cánh sau chỉ là phần cân bằng, gân cánh đơn giản, miệng kiểu chọc hút, khoảng 90.000 loài, phần lớn là côn trùng có hại. Bộ cánh màng: cánh chất màng, gân cánh tương đối ít, miệng kiểu nhai hoặc nhai hút, phần lớn là côn trùng có tính xã hội (sống theo đàn), khoảng 86.000 loài.
Bộ bọ chét (cánh ống): mình nhỏ, bẹt dọc, cánh thoái hóa, miệng thích hợp cho kiểu chọc hút, chân sau giỏi nhảy, sống ký sinh, là côn trùng có hại, khoảng 1.200 loài. Các bộ côn trùng này có nhiều chủng loại, biến thái hoàn toàn.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.