
Kinh Điển Văn Hóa 5000 Năm Trung Hoa Tập 3 – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
HAI NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU HÌNH THÀNH NÊN TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI
Tư tưởng hiện đại lấy tư tưởng của Chủ tịch Mao Trạch Đông làm đại biểu và chủ yếu có hai nguyên nhân : Bắt nguồn từ Chủ nghĩa Mác-Lê Nin của nước ngoài, như đồng chí Mao Trạch Đông đã nói: Tiếng vang lớn của cuộc cách mạng Tháng Mười đã tặng cho chúng ta chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
– Bắt nguồn từ truyền thống tư tưởng Trung Quốc.
Mao Trạch Đông là người lãnh tụ – người thầy của giai cấp vô sản Trung Quốc nhưng nghiên cứu nguồn gốc tư tưởng như cùng con người lịch sử của ông, phải lấy quan điểm của chủ nghĩa Duy vật lịch sử và chủ nghĩa Duy vật biện chứng cùng với thái độ thực sự cầu thị để tiến hành nghiên cứu.
Nghiên cứu nguồn gốc của bất kỳ tư tưởng nào cũng phải nghiên cứu đến bối cảnh lịch sử xã hội, và nguồn gốc lịch sử của nó. Nên nghiên cứu tư tưởng của Mao Trạch Đông cũng không phải là ngoại lệ. Bối cảnh ra đời của tư tưởng Mao Trạch Đông trên mảnh đất Trung Quốc rất phong phú. Như Chu ân Lai nói: “Mao Trạch Đông là nhân vật vĩ đại được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trung Quốc có bề dày lịch sử văn hoá”. (Chu Ân Lai tuyển tập, quyển thượng, trang 331-332).
Mao Trạch Đông rất chú trọng văn hoá truyền thống Trung Quốc. Ông đã nghiên cứu tư tưởng truyền thống và gắng sức tiếp nhận những tinh hoa của nó. Tư tưởng Mao Trạch Đông sở dĩ thích hợp với bản chất và tính cách của người Trung Quốc là bởi Mao Trạch Đông vừa tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê Nin lại vừa kế thừa được tư tưởng truyền thống của Trung Quốc.
Tư tưởng Mao Trạch Đông là sản phẩm được kết hợp bởi nguyên lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tình hình thực tế của Trung Quốc, chứng tỏ Mao Trạch Đông là sự kế thừa di sản văn hoá ưu tú của Trung Quốc. Tư tưởng Mao Trạch Đông không những không tách rời lịch sử, mà đó còn là sự phát triển thêm trên cơ sở của tư tưởng truyền thống. Mao Trạch Đông đã nói :
“Dân tộc ta đã có mấy nghìn năm lịch sử với nhiều đặc điểm riêng và rất nhiều những phẩm chất quý báu. Trước truyền thống đó, chúng ta chỉ là những học sinh tiểu học. Đất nước Trung Quốc ngày hôm nay chính là một sự phát triển của Trung Quốc trong lịch sử. Chúng ta là những người thuộc chủ nghĩa lịch sử Mác. Chúng ta không nên chia cắt lịch sử. Từ Khổng phu tử đến Tôn Trung Sơn, chúng ta nên tổng kết lại để kế thừa di sản văn hoá quý báu này. Làm như vậy sẽ có tác dụng to lớn trong việc hướng dẫn và chỉ đạo cuộc vận động vĩ đại đương thời”
Quan điểm của Mao Trạch Đông đối với việc học tập nền văn hoá tiên tiến của nước ngoài và kế thừa những di sản văn hoá của tổ tiên là: Một mặt ông phản đối chủ trương Tây hoá triệt để, mặt khác ông cũng không chấp nhận việc kế thừa không có chọn lọc nền văn hoá truyền thống. Ông nói:
“Trung Quốc tiếp thu một lượng lớn những yếu tố văn hoá tiến bộ của nước ngoài, biến nó trở thành nguồn nguyên liệu cho nền văn hoá của chính mình. Nhưng không phải bất cứ yếu tố nào của nền văn hoá ngoại quốc cũng đều có thể tiếp thu một cách ào ạt, không có chọn lọc.Chủ trương Tây hoá triệt để là một quan điểm sai lầm…
Xã hội phong kiến tồn tại lâu dài ở Trung Quốc đã xây dựng nên một nền văn hoá cổ đại vô cùng rực rỡ. Quá trình phát triển của việc thanh lọc văn hoá cổ đại (loại bỏ những cặn bã mang tính chất phong kiến, tiếp thu những tinh hoa mang tính dân chủ của nó) là một điều kiện tất yếu cho việc đề cao tính tự tin dân tộc trong sự nghiệp phát triển nền văn hoá mới của dân tộc.” (“Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới”)
Tháng 12 năm 1960, trong buổi đàm thoại với hai đoàn đại biểu nước ngoài đã một lần nữa nhắc tới vấn đề thái độ đối với những di sản văn hoá dân tộc. Ông chỉ rằng, một mặt cần ra sức sử dụng di sản, nhưng mặt khác cũng cần phải sử dụng nó một cách có phê phán, có chọn lọc.
Những gì là của chủ nghĩa phong kiến cũng không phải hoàn toàn là xấu; nó cũng có thời kỳ phát sinh, phát triển và diệt vong. Chúng ta cần phân biệt những sự vật trong thời kỳ phát sinh, phát triển và diệt vong của nó. Chủ nghĩa phong kiến trong thời kỳ hình thành và phát triển của mình cũng có nhiều điểm tích cực. Cần phân biệt được yếu tố văn hoá của chủ nghĩa phong kiến trong những giai đoạn hình thành, phát triển và diệt vong của nó để có thể kế thừa một cách có chọn lọc nền văn hoá của chủ nghĩa phong kiến.
NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI KHÔNG THỂ TÁCH RỜI LỊCH SỬ
Nếu lấy quan điểm của chủ nghĩa Duy vật lịch sử và chủ nghĩa Duy vật biện chứng để xem xét vấn đề, thì tư tưởng Mao Trạch Đông chính là sản vật được kết hợp hoàn hảo giữa chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Cách mạng Trung Quốc. Đó là kết tinh của sự kế thừa có chọn lọc và phát huy văn hoá truyền thống Trung Quốc.
Mao Trạch Đông đã lớn lên trên mảnh đất Trung Quốc, là người chịu giáo dục truyền thống theo kiểu Trung Quốc, ông đã kế thừa một cách có chọn lọc, đã cải tạo, phát huy và làm cho sự phát triển của văn hoá tư tưởng Trung Quốc đạt tới một trình độ xưa nay chưa từng có. Đây chính là sự cống hiến vô cùng to lớn của tư tưởng Mao Trạch Đông đối với văn hoá Trung Quốc.
Tư tưởng Mao Trạch Đông sở dĩ có thể tồn tại lâu dài ở Trung Quốc, cũng như ngọn cờ hồng của xã hội, xã hội chủ nghĩa có thể có chỗ đứng ở Trung Quốc, chính là vì, tư tưởng Mao Trạch Đông đã mang trong mình cơ sở vững chắc của tư tưởng truyền thống tiến bộ ở Trung Quốc. Nhưng trong Kinh Dịch đã có tư tưởng Đồng Nhân. Trong “Công dương truyện” đã có quan niệm “Loạn thế”, “thăng binh thế”… “Lễ ký – Lễ vận” đã có yêu cầu về “tiểu khang”, “đại đồng”; Khang Hữu Vì ở cuối đời Thanh đã chính thức đưa ra “Sách đại đồng”.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.