Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng tất cả các nước tham chiến, cả thắng trận và bại trận, đều bị thiệt hại nặng nề về người và của với 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và 208 tỷ đô la bị ngốn vào chi phí quân sự. Không những thế, cuộc chiến tranh đó còn tạo ra một cục diện thế giới mới với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

Tình hình đó đã làm cho các nước đế quốc lúng túng và mặc dù mâu thuẫn nhau quyết liệt, vẫn phải liên kết để đàn áp và hạn chế các trào lưu cách mạng nói trên. Mặt khác, để khôi phục nền kinh tế bị tàn phá trong chiến tranh, tạo đà cho cuộc chạy đua trong nội bộ thế giới tư bản cũng như chạy đua với một hệ thống thế giới mới -xã hội chủ nghĩa, vừa ra đời từ thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chúng tăng cường việc khai thác nguồn tài nguyên và nhân công giá rẻ của các thuộc địa.

Trong bối cảnh chung đó, cũng như các nước đế quốc khác, đế quốc Pháp vừa ra sức bóc lột nhân dân chính quốc, vừa đẩy mạnh khai thác các thuộc địa cả cũ và mới. Đồng thời, Pháp buộc phải có những điều chỉnh trong chính sách thuộc địa để cho việc khai thác có hiệu quả hơn.

I. NHU CẦU ĐÂY MẠNH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP SAU CHIẾN TRANH
1. Sự kiệt quệ của Pháp sau chiến tranh

Dù thuộc phe Hiệp ước, Pháp vẫn là nước bị động chạm nhiều nhất và bị thiệt hại nhiều nhất trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cả về người và của, cả trên phương diện quân sự, chính trị và kinh tế.

Việc chuẩn bị, động viên cho chiến tranh và sự tàn phá của nó làm cho nền kinh tế Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn trầm trọng.
Trong những năm chiến tranh (1914-1918), những người đang độ tuổi lao động phải ra mặt trận. Thiếu nhân công, các nhà máy bị đóng cửa. Tất cả cơ sở hạ tầng, ngựa xe, gia súc và những vật liệu thiết yếu cho quân đội đều bị trưng thu. 70% nhà máy sản xuất thép (95 trong số 127 lò cao) rơi vào tay Đức’. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp bị đình trệ. Vào năm 1919, sản lượng hai ngành này chỉ còn bằng 45% so với năm 19132. Chiến tranh kéo dài, Pháp phải nhập ngày càng nhiều những vật phẩm cần cho chiến tranh mà trong nước không thể sản xuất hoặc không thể tự cấp được nữa. Ngay từ tháng 8 năm 1914, một Ủy ban nhập khẩu hàng hóa được thành lập. Năm 1919, việc xuất khẩu của Pháp chỉ còn bằng 1/3 nhập khẩu của nó.

Số lượng hàng Pháp phải mua trung bình mỗi năm trong chiến tranh là 17,8 tỷ francs thay vì 8,4 tỷ francs năm 1913′.
Trong khi nhập khẩu tăng lên như vậy thì xuất khẩu của Pháp ngày một giảm đi, khoảng 13 tỷ francs và trong chiến tranh chỉ còn đạt khoảng 60 tỷ francs². Pháp mua chủ yếu từ Mỹ (27 tỷ francs) và Anh (23 tỷ francs)³.

Sự sút giảm của nền sản xuất, tình trạng nhập siêu đã làm cho Pháp trở thành con nợ lớn nhất trong số các nước thắng trận mà chủ yếu là nợ Anh và Mỹ, với tổng số tiền lên đến 1 tỷ đô la vào năm 1917, 170 tỷ francs vào năm 1918 và 300 tỷ francs vào năm 1920. Số nợ đó một mặt là để trang trải cho nhu cầu của bản thân nước Pháp, mặt khác là để ứng ra cho các nước Đồng minh nhỏ hơn vay lại như: Bi (250 triệu francs), Serbi (90 triệu francs), Hy Lạp (20 triệu francs), Monténégro (500.000 francs).

Mặt khác, Pháp phải cho Nga vay 250 triệu francs cho nhu cầu chiến tranh của nước này và cam kết sẽ cho nước này vay mỗi tháng 75 triệu francs cho đến năm 1917. Cho đến cuối chiến tranh, tổng số tiền mà Pháp cho các nước Đồng minh vay là 7,5 tỷ francs, trong đó 3,5 tỷ francs cho nước Nga đã bị chính quyền Xô viết tuyên bố xóa nợ sau Cách mạng tháng Mười.

Tính cả các khoản mà Pháp cho Nga vay và đầu tư vào nước Nga không thể đòi lại sau Cách mạng tháng Mười là 14 tỷ francs, và nếu tính tổng cộng các khoản mà Pháp đã đầu tư vào một số nước bị hủy diệt trong chiến tranh hay chuyển sang chế độ cộng sản (như Nga) thì số mất trắng sẽ là 40 tỷ francs¹. Việc Pháp tham gia liên minh can thiệp vũ trang của 14 nước vào Nga và trợ cấp về tài chính cho Bạch vệ chống phá chính quyền Xô viết đã lại ngốn thêm hàng tỷ francs trong ngân quỹ của Pháp².

Ngân sách của Pháp vì vậy luôn luôn ở trong tình trạng thiếu hụt. Số thiếu hụt đó mới chỉ tính đến năm 1915 đã là 18 tỷ francs³, năm 1918 là 60 tỷ francs, cộng thêm khoản nợ các nước trong khối Đồng minh và các khoản cho các nước trong khối Đồng minh vay bị mất, sự thiếu hụt của ngân sách Pháp là 107 tỷ francs.

Mọi biện pháp đã được Chính phủ Pháp sử dụng để trang trải các khoản nợ nần chất chồng đó và chi tiêu cho chiến tranh. Trước hết, Pháp phải bán bớt một phần dự trữ vàng cho nước ngoài, chủ yếu là Anh và Mỹ. Cho đến cuối chiến tranh số trữ kim xuất sang Anh tương đương 2,839 tỷ francs và Mỹ 89 triệu francs, tổng cộng 3,1 tỷ francs. Mặt khác, Chính phủ Pháp phải phát hành công trái ở trong nước. Trong số 157 tỷ francs được ước tính cho việc chi tiêu mang tính chất công cộng từ năm 1914 đến năm 1919 thì 45 tỷ francs là do thu của ngân sách và 60 tỷ francs là do các đợt phát hành công trái. Đồng thời, Pháp cũng phải dựa vào các nước thuộc địa, với tổng cộng 544.510 lính chiến và 199.900 lính thợ, gần 1 tỷ francs mỗi năm và những nguyên liệu mà nước Pháp thôi không thể khai thác được ở trong nước.

Riêng đối với Đông Dương khi chiến tranh diễn ra, Đông Dương buộc phải gồng lên “chi viện” về người và của cho chính quốc, theo phương châm “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc”.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x