
Lịch Sử Đông Nam Á – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á là một thuật ngữ đã trở nên thông dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai dùng để miêu tả các lãnh thổ thuộc lục địa Đông Á tạo thành bán đảo Đông Dương và quần đảo rộng lớn bao gồm Inđônêxia và Philippin. Khi sử dụng thuật ngữ này, các tác giả Mỹ đã chuẩn hóa hình thái “Đông Nam” và Victor Purcell¹ cũng như E.H.G. Dobby cũng đã làm như 2 vậy. Nhưng dường như chẳng có bất kỳ lý do vững chắc nào để đặt ra một hình thái mới thay thế cho hai chữ “Đông – Nam” hay “Đông Nam”: do được sử dụng lâu nên cả hai chữ đều được chấp nhận. Hải quân hoàng gia dùng Đông – Nam (có dấu gạch nổi).
Trong thời gian chiến tranh, SEAC³ dùng chữ Đông Nam (không có dấu gạch nối) nhưng Báo cáo của Đô đốc Mountbatten sử dụng dấu gạch nối. Giống như mọi thuật ngữ được áp dụng cho một khu vực rộng lớn vì lý do tiện lợi, thuật ngữ này có thể bị một số người phản đối. Ở đây, không cần thiết phải thảo luận về những điều đó, vì chúng tôi dùng thuật ngữ Đông Nam Á hoàn toàn chỉ vì sự tiện lợi.
Khu vực thuộc phạm vi công trình nghiên cứu này gồm có các quốc gia Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Mã Lai ở vùng lục địa, và hai nhóm đảo lớn thuộc Cộng hòa Inđônêxia và Cộng hòa Philippin. Tuy nhiên, Philíppin không rõ ràng nằm trong lịch sử Đông Nam Á cho đến khi họ bị Tây Ban Nha chinh phục vào cuối thế kỷ XVI. Và vì Philippin bị Tây Ban Nha gắn với Mêhicô và bị Mỹ chiếm vào cuối thế kỷ XIX, cho nên vai trò của Philippin trong lịch sử Đông Nam Á là rất nhỏ, đặc biệt là từ giữa thế kỷ XVII trở đi khi những cố gắng của Hà Lan nhằm giành quần đảo này từ tay Tây Ban Nha rốt cuộc đã thất bại.
Phần còn lại của khu vực rộng lớn này đã chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ từ rất sớm, và riêng tại Trung Kỳ (An nam) và Nam Kỳ trong nhiều thế kỷ đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa họ với nhau nhằm giành ưu thế. Do đó, lịch sử văn hóa của vùng này rõ ràng là đáng chú ý, đặc biệt trong thời kỳ Trung cổ ở châu Âu, khi do tác động của ảnh hưởng nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ đã phát triển đến mức có thể so sánh được với bất cứ cái gì mà bất cứ nơi nào trên thế giới có thể trưng bày.
Vào cuối thời kỳ Trung cổ, khi người Bồ Đào Nha xuất hiện ở Đông Nam Á, khu vực này được chia thành hai vùng văn hóa chính: một vùng được các học giả Pháp gọi là Ngoại Ấn Độ, nơi mà các ảnh hưởng của Ấn Độ chiếm ưu thế còn vùng kia bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, là nơi mà với sự sụp đổ vào thế kỷ XV của vương quốc Chămpa được “Hinđu hóa”, ảnh hưởng của Trung Quốc có ưu thế.
Tuy nhiên, bạn đọc cần đề phòng khuynh hướng âm ỉ rất có hại là quá nhấn mạnh vai trò của các nền văn hóa du nhập và đánh giá thấp tầm quan trọng của các nền văn hóa bản xứ của vùng này. Cần cực lực bác bỏ việc dùng các thuật ngữ như “Ngoại Ấn Độ”, “Đại Ấn Độ” hay “Tiểu Trung Hoa”. Ngay cả những thuật ngữ rất thông dụng như Đông Dương và “Inđônêxia” cũng bị phản đối nghiêm khắc, vì chúng làm lu mờ thực tế là các vùng này không phải chỉ là những nền văn hóa phụ thuộc của Ấn Độ và Trung Quốc mà có đặc tính riêng hết sức rõ nét.
Nền nghệ thuật và kiến trúc đã phát triển rực rỡ ở Ăngco, Pagan, miền Trung Java và vương quốc cổ Chămpa khác một cách kỳ lạ với nghệ thuật và văn hóa của nước Ấn Độ theo Đạo Hindu và Đạo Phật Ấn Độ. Muốn có chìa khóa thực sự để thấu hiểu được điều này, người ta phải nghiên cứu các nền văn hóa bản xứ của các dân tộc đã tạo ra nó. Và cần thấy rằng tất cả các nền văn hóa này đều đã phát triển theo những hướng riêng biệt rõ nét.
Ảnh hưởng của Ấn Độ khác với ảnh hưởng của Trung Quốc – không có tác động chính trị là trong quá trình được các xã hội bản xứ ở Đông Nam Á hấp thụ, nó đã bị biến đổi nhiều, chẳng hạn như ảnh hưởng của Hy Lạp cổ ở Tây Âu. Vì như George Coedès đã nói những dân tộc cảm nhận được tác động của nền văn hóa Ấn Độ, thì không phải là “những loại người mông muội” mà là những cộng đồng có một nền văn minh tương đối cao của chính mình.
Và ngay cả người Việt Nam, đã sống dưới sự thống trị của Trung Quốc từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 939 sau Công nguyên và dưới triều Hán đã bị Hán hóa mạnh mẽ, cũng đã phát triển được một nền văn hóa, tuy chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình, và có cội rễ sâu từ thời kỳ quá khứ chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.
Có thể dễ dàng nhận thấy lý do chính khiến người ta không quan tâm đúng mức tới nền văn hóa bản địa của các dân tộc Đông Nam Á – Ấn Độ và Trung Quốc đã làm cho Đông Nam Á bị lu mờ – về chính trị và văn hóa. Ấn Độ và Trung Quốc vốn là những đại cường quốc có nền văn minh được tạo dựng rất sớm trước khi bắt đầu lịch sử của bản thân Đông Nam Á.
Và chỉ có thông qua tác động thụ phấn của các nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc mà nền văn hóa của vùng này mới bắt đầu phát triển và đạt được tầm vĩ đại. Và cũng vì những lý do rất rõ ràng, khi ý thức được điều này các học giả châu Âu đã tập trung chú ý vào các vua chúa, các triều đại và đền đài là những nơi chịu ảnh hưởng của bên ngoài mạnh mẽ nhất, đồng thời họ nhất thiết phải tiếp cận Đông Nam Á trước hết bằng cách thông qua các tư liệu bằng chữ Trung Quốc và chữ Phạn.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.