Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

NHỮNG VƯƠNG QUỐC HÙNG MẠNH ĐÃ TỪNG TỒN TẠI TRÊN DẢI ĐẤT VIỆT NAM

Trên dải đất hình chữ S từ Lũng Cú – Cao Bằng đến Mũi Cà Mau – Hà Tiên nước ta ngày nay, thời cổ đại, ngoài nước Đại Việt, còn có ba vương quốc hùng mạnh là vương quốc Phù Nam – vương quốc Chân Lạp ở Nam Bộ và vương quốc Champa ở Nam Trung Bộ.

Vương quốc PHÙ NAM

Vương quốc CHÂN LẠP

Vào thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII chủ yếu tại Nam Bộ đã trải qua quá trình Phù Nam – Chân Lạp rất đáng chú ý.

Hỗn Điền được xem là người sáng lập vương quốc Phù Nam. Hỗn Điền (Kaundynia) là người nước ngoài (có thể từ Mã Lai, Nam Dương (Đồ Bà) hay ở tận Ấn Độ đến miền Nam Bộ đồng bằng lấy nữ chúa Liễu Diệp bản địa khai sinh ra vương quốc Phù Nam truyền được 13 đời vua. Thời Hỗn Điền áp dụng chế độ cát cứ kiểu phong kiến, 7 con trai được cấp mỗi người một thị trấn làm thái ấp.

– Đời vua thứ hai là Hỗn Bàn Huống lên ngôi năm 127, mất năm 217 (làm vua 90 năm???), dùng kế ly gián 7 ấp ấy rồi thôn tính cả, chia cho con mình làm tiểu vương.

– Đời vua thứ ba là Hỗn Bàn Bàn (217-220).

– Đời vua thứ tư là Phạm Sư Man (Mạn) (Srimaca) (220 – 225) là thời cường thịnh nhất. Nhà vua chinh phục hơn mười vương quốc lân cận làm phiên thuộc, tiêu diệt cả nước Kim Lân, Đồ Côn, Cửu Trĩ, Điền Tôn, mở mang bờ cõi, kiểm soát các lộ giao thông nội địa từ Khánh Hòa qua thung lũng Mê Nam (Thái Lan), xuống tận bán đảo Mã Lai, khống chế nền thương nghiệp hàng hải ở Đông Nam Á, có tước vị là “Phù Nam đại vương”, làm chủ cả vùng từ Saigon, Đồng bằng sông Cửu Long, đến nước Campuchia, một phần Hạ Lào và vùng rừng núi đông nam Thái Lan.

– Đời vua thứ năm là Phạm Kim Sinh chưa được bao lâu thì bị người anh em con người cô ruột là Chiêu Mộ ám sát cướp ngôi.

– Đời vua thứ sáu là Phạm Chiên (225 – 245). Nhà vua lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, vương triều Kishama ở lưu vực sông Hằng. Năm 243, sai sứ sang Đông Ngô (thời Tam Quốc) và đón sứ bộ nhà Đông Ngô là Khang Thái. Khang Thái viết sách “Phù Nam truyện” kể chuyện về một thương nhân từ Ấn Độ đến Phù Nam cho biết sự trù phú của Ấn Độ. Vua Phạm Chiên sai sứ đi vào cửa sông Hằng đến vương triều Muruda. Nhà vua ở Ấn Độ cho dẫn đi tham quan các nơi rồi sai sứ đưa sứ Phù Nam về nước, tặng vua Phù Nam 4 con ngựa Nguyệt Chi, hành trình mất 4 năm.

– Đời vua thứ bảy là Phạm Trường là con của Phạm Mạn, em Phạm Kim Sinh. Phạm Trường tập kích bắt giết Phạm Chiên rồi lên làm vua, nhưng không lâu sau đó, Phạm Trường bị tướng của Phạm Chiên là Phạm Tầm ám sát.

– Đời vua thứ tám là Phạm Tầm (245-287), nhà vua tu sửa pháp độ, xây dựng nhiều chùa.

– Đời vua thứ chín là Thiên Trúc Chiên đàn (287-357?).

– Đời vua thứ mười là Kiều Trần Như (Kaudyna hay Crutavarman), nhà vua thông hiểu văn hóa Ấn Độ, áp dụng luật pháp Ấn Độ vào Phù Nam.
– Đời vua thứ mười một là Trì Lê Đà Bạt Ma (Cri-Indravarman hay Cresthavarman [424?- 438?]). Nhà vua cử nhiều sứ bộ giao thiệp với triều nhà Tống.

– Đời vua thứ mười hai là Kiều Trần Na Đồ Da (Tà) Bạt Ma (Kaudynia Javavarman hay Sritavarman) là thời huy hoàng trên các lãnh vực chiến tranh, ngoại giao và thương mại. Thời này thường xảy ra chiến tranh và loạn lạc. Thời này Phù Nam bắt nhiều nô lệ. Hoàng đế Trung Hoa phong cho vua Phù Nam là “An Nam tướng quân Phù Nam quốc vương”. Theo sách Tùy thư “Nước Xích Thổ là một nhánh khác của nước Phù Nam”, “nước Chân Lạp nguyên là một vương quốc phụ thuộc của Phù Nam”

– Đời vua cuối là Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman) là con của một bà thứ phi của vua Kiều Trần Na Đồ Da (Tà). Lưu Đà Bạt Ma giết thái tử để soán ngôi.

Từ năm 540, phong trào quật khởi cùa anh em Bhavavarman và Chitrasena (Trì Đà Tư Na) là người trong hoàng tộc Phù Nam được phong vương vùng trung lưu Mekong (thuộc Nam Lào) đã tạo nên cuộc nổi dậy khắp vùng Mekong, và sau khi Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman) chết thì chiếm kinh đô Đặc Mục của Phù Nam, lật đổ triều đại Phù Nam. Cho đến năm 627 thành lập triều đại Chân Lạp, nước Chân Lạp ra đời.
Sau thời kỳ hoàng kim của vương quốc Phù Nam, có một thời Hậu Phù Nam trước khi đế quốc Chân Lạp ra đời. Như đã nói, vương quốc Chân Lạp xuất hiện vào năm 227 (thế kỷ thứ III).

Chân Lạp vốn là một nước nhỏ, làm phiên thuộc của vương quốc Phù Nam, thừa hưởng và tiếp thu văn hóa Phù Nam trong các lãnh vực thủy lợi, tôn giáo, nghệ thuật, đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nghệ thuật kiến trúc của người Champa. Vương quốc Chân Lạp đóng đô tại miền tây nước Cămpuchia ngày nay bị thu hút về phía Bắc với quân Xiêm, phía Đông với quân Champa, nên hầu như bỏ hoang hóa miền đất Nam Bộ, nhất là miền sình lầy Tây Nam Bộ.

Đến thế kỷ thứ VIII, đế quốc Chân Lạp bắt đầu suy yếu. Đầu thế kỷ thứ IX, một hoàng tử Chân Lạp vốn giòng dõi vua Phù Nam là Jayavarman, lưu vong ở Java đã được vương triều Java đưa về chiếm lại nước, lập ra vương triều Angkor. Thế kỷ XI, là thời kỳ phục hưng của nhà nước Angkor, vua Suryavarman (1002-1050) bành trướng thế lực tận thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan). Đến thế kỷ XII là thời kỳ đỉnh cao của văn minh Angkor với sự ra đời của cung điện hoành tráng Angkor Vat. Năm 1149, vương triều Angkor đánh chiếm phía bắc Champa, chiếm thành Đồ Bàn (Vijara) ở Bình Định, nhưng đến năm 1177, quân Champa lại đánh chiếm Angkor.”

(Theo Phạm Đức Mạnh, Những di tích Khảo cổ học thời Oc Eo…các tr. 68-72)

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x