
Giờ Khắc Cuối Cùng Của 9 Vị Nguyên Soái Trung Quốc – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
1. Đó là “căn bệnh khó chữa”
Năm 1979, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã 82 tuổi, chỉ đi được từng bước, từng bước run rẩy. Tại sao lại thế? Mọi người đều rất lo lắng.
Nhưng, tất nhiên lo lắng nhất chính là những người làm việc bên cạnh nguyên soái. Họ đã nói với Diệp Kiếm Anh rằng, phải tranh thủ chút thời gian rảnh rỗi đi bệnh viện khám xem sao để tránh bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh tốt nhất. Nhưng, khi ấy đồng chí Diệp Kiếm Anh phụ trách công việc hàng ngày của Quân uỷ Trung ương, nên ông vô cùng bận rộn. Muốn kiểm tra sức khoẻ cho ông thì chỉ có thể xem lịch làm việc có còn chỗ trống nào không để xếp chen vào.
Không hề có kiểm tra sức khoẻ toàn diện, nên rất khó đưa ra được phán đoán chính xác về bệnh tật của ông. Trong tình trạng ấy, các chuyên gia, bác sỹ cũng khó có thể chuẩn đoán được bệnh tình.
Đồng chí Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo quan trọng của Quân uỷ Trung ương rất quan tâm, chú ý đến việc này. Dưới sự giúp đỡ, ủng hộ hết mình của đồng chí Đặng Tiểu Bình, năm 1980, Ban Kiểm tra, bảo vệ sức khoẻ Trung ương đã chính thức thành lập một tổ kiểm tra sức khoẻ thuộc Bệnh viện Quân giải phóng nhằm khám, chữa trị cho Diệp Kiếm Anh. Những người đã từng tham gia tổ chữa bệnh này gồm có các giáo sư, bác sỹ và chuyên gia: Phổ Vinh Khâm, Uông Thạch Kiên, Đặng Gia Đông, Ngưu Thiện Sơ, Vương Tân Đức, Cao Tồn Hậu, Lý Thiên Đức, Giáp Phục Lang, Mạnh Hiến Thần, Hồ Sĩ Lương.
Các chuyên gia đã tranh thủ giờ nghỉ trưa để nhanh chóng kiểm tra rõ bệnh tình của Diệp Kiếm Anh. Diệp Kiếm Anh rất ủng hộ và hiểu công việc vất vả của các bác sỹ và chuyên gia, ông đã phối hợp rất tích cực trong khi họ kiểm tra. Để quan sát bước đi, ông đã phải đi qua đi lại rất nhiều lần. Nhất là khi đó lại đang là mùa hè, đi một lượt là người đã ướt đẫm mồ hôi, nhiều lúc đi một lượt chưa được thì phải đi hai lượt, hai lượt không được thì ba lượt, phải đi như vậy đến khi các bác sỹ hài lòng mới thôi.
Các bác sỹ cảm động vô cùng, trong lòng họ cảm thấy kính phục yêu thương với vị nguyên soái già đức cao vọng trọng mà không hề kênh kiệu, khó tính chút nào. Trong vài tuần liền các bác sỹ phải làm việc theo kiểu vừa quan sát và vừa phân tích, nhưng vẫn chưa xác định ngay được kết quả.
Các bác sỹ có hơi chút lo lắng và băn khoăn. Dù sao thì Diệp nguyên soái cũng là một ông già 80 tuổi, không phát hiện đúng bệnh thì không thể chữa bệnh chuẩn xác được. Nếu vì điều này mà làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của Diệp nguyên soái thì sẽ phải ăn nói với Tổ quốc và Nhân dân ra sao?
Diệp Kiếm Anh hình như đã nhận thấy được nỗi lo lắng, băn khoăn của các chuyên gia. Một hôm, sau bữa cơm trưa, Diệp nguyên soái đã nói đùa với các chuyên gia trong tổ bảo vệ sức khoẻ: “Có thể tôi đã mắc phải một căn bệnh phức tạp, nặng đến mức mà ngày nay vẫn chưa có tên. Các cậu đã mất nhiều thời gian quan sát, ghi chép, kiểm tra mà cũng chưa biết đặt tên bệnh ra sao. Thôi để tôi đặt tên bệnh là chứng bệnh khó chữa vậy nhé!”
Mọi người nghe Nguyên soái nói vậy đều cười. Diệp nguyên soái thường xuyên nói với các chuyên gia trong tổ bảo vệ sức khoẻ rằng: “Sinh lão bệnh tử, đó là quy luật tự nhiên, chúng ta không thể chống lại được. Nhưng là Đảng viên Đảng Cộng sản thì cần nhìn nhận bệnh tật với thái độ lạc quan, tích cực và với ý chí kiên cường, duy trì một cơ thể mạnh khoẻ, không chỉ vì cá nhân chúng ta, điều quan trọng là để làm tốt công việc vì Đảng, vì Dân hơn”. Dưới sự tích cực chuẩn đoán của các chuyên gia, bác sỹ, bệnh tình của Diệp Kiếm Anh cuối cùng cũng đã được làm rõ.
Ông đã mắc bệnh suy thoái hệ thống miễn dịch đường hô hấp.
Căn bệnh này thường có các triệu chứng phát tác kèm theo như: cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi…
Nhưng Diệp Kiếm Anh với gánh nặng xã tắc trên vai không hề để bệnh tật ảnh hưởng đến công việc. Quốc gia và quân đội đang ở trong những ngày xây dựng, chỉnh đốn, ông muốn một ngày dài bằng hai ngày để có thời gian làm việc. Trong hội nghị lần hai đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 5 (tiến hành vào ngày 1/7/1979), Diệp Kiếm Anh đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta trong giai đoạn này là thực hiện 4 hiện đại hoá”.
Trong lễ kỷ niệm thành lập Tân Trung Quốc 30 năm, ông đã nhấn mạnh thêm: “Xây dựng 4 hiện đại hoá là sự nghiệp chính trị lớn nhất hiện nay”, “Mọi công việc của chúng ta đều xoay quanh trọng tâm xây dựng 4 hiện đại hoá này, phục vụ cho trọng tâm này. Mỗi khu vực, mỗi ban ngành, mỗi đơn vị và mỗi cá nhân trong cả nước, mọi đánh giá công việc của họ cũng như những vinh dự họ đạt được đều liên quan trực tiếp tới việc đã cống hiến như thế nào cho sự nghiệp xây dựng hiện đại hoá, coi đó là một tiêu chuẩn để xem xét.
Cán bộ và nhân dân cả nước cần phải tập trung toàn bộ sức lực, tinh thần, đồng tâm nhất trí, tranh thủ từng giây từng phút cho sự nghiệp xây dựng vĩ đại này”. Trong lần nói chuyện này, Diệp Kiếm Anh đã luôn nhấn mạnh đến cụm từ “tranh thủ từng giây từng phút”. Cũng chính vì ông xem trọng tinh thần “tranh thủ từng giây từng phút” nên các bác sỹ phục vụ cũng phải “tranh thủ từng giây từng phút” kiểm tra và chữa trị bệnh tình cho ông.
2. Nhất định phải tranh thủ vượt qua 3 thế kỷ
Tháng 7 năm 1979, Diệp Kiếm Anh đến Yên Đài, Sơn Đông kiểm tra công việc.
Khi đến Yên Đài, do khí hậu thay đổi nhiều, cơ thể ông không kịp thích ứng nên đã nhanh chóng bị viêm đường hôhấp. Đầu tiên mới là cảm cúm nhưng chưa đến hai ngày sau thì đã chuyển thành viêm phổi.
Những bác sỹ trong tổ bảo vệ sức khoẻ đi cùng rất lo lắng, thấy điều kiện chữa trị ở nơi này không được tốt liền khuyên Diệp nguyên soái quay về Bắc Kinh thật nhanh để chữa bệnh. Diệp Nguyên soái đã rất bình tĩnh nói: “Đừng lo, tôi sẽ khỏi nhanh thôi”.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.