
Danh Nhân Quân Sự Việt Nam – Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam 5 – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
NGÔ QUYỀN
Dậy sóng Bạch Đằng, chôn vùi quân Nam Hán
Vào một buổi sáng nắng ẩm, trong dinh của ông Ngô Mân người đang giữ chức Châu mục của đất Đường Lâm (nay thuộc Ba Vì – Hà Tây) vang lên tiếng khóc của đứa trẻ mới lọt lòng mẹ. Lạ thay! Lúc ấy trong căn nhà ngập đầy ánh sáng. Nhưng lạ hơn là trên lưng đứa trẻ ấy có ba nốt ruồi lớn. Ông Ngô Mân nhìn đứa con mới sinh có tướng mạo khác thường và thầm nghĩ: “Con ta sau này sẽ làm chúa một phương”. Nghĩ vậy, ông đặt tên con là Quyền. Thời gian trôi qua, Ngô Quyền lớn như thổi. Gương mặt cậu khôi ngô, mắt sáng quắc, dáng đi khoan thai như hồ.
Và đặc biệt là cậu có sức khỏe hơn người. Tương truyền là Ngô Quyền có thể một mình nâng được chiếc vạc lớn – mà dăm bảy người lực lưỡng khiêng cũng không xong! Ông Ngô Mân ra sức rèn luyện võ nghệ cho con để sau này có thể nói nghiệp của ông. Lúc bấy giờ, quân Nam Hán đang xâm lược nước ta. Cha con của dòng họ Khúc đang tập hợp hào kiệt khắp nơi để chống lại ách cai trị của nhà Nam Hán. Dưới quyền của họ Khúc có danh tướng Dương Đình Nghệ đang dấy binh ở đất Ái Châu (Thanh Hóa). Ông Ngô Mân đã dẫn Ngô Quyển tiến cử cho danh tướng này. Buổi đầu tiên gặp gỡ, nhìn Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ tỏ ý hài lòng. Để thử tài, ông chỉ vào đôi chim đang đậu trên nhành cây cao trước mặt và nói:
– Liệu ngươi có thể đuổi được con chim kia bay đi mà con đứng bên cạnh không hay biết gì cả?
Ngô Quyền cúi đầu:
– Bấm tướng quân! Con có thể làm được điều đó.
Nói xong, chàng liền lấy cung tên ra, ngắm về hướng đôi chim. Trong chớp mắt, một mũi tên lao vút. Một con chim giật mình bay đi. Nhưng lạ thay, con chim bên cạnh vẫn không hay biết gì, vẫn hồn nhiên đứng rỉa cánh! Ông Nghệ khen:
Tuyệt lắm, ta không ngờ ngươi có thể sử dụng cung tên thành thục đến thế!
Bỏng từ phía sau lưng ông có tiếng nói vang lên:
– Thưa bố, bố đã khen quá lời. Con của bố nào có kém gì đâu!
Người vừa nói đó là Kiều Công Tiền – con nuôi của Dương Đình Nghệ. Vừa dứt lời, Tiền giương cung lên. Nhanh như chớp, một mũi tên đã lao vào ngực con chim tội nghiệp. Tiền hí hửng:
Thưa bố, một mũi tên của con đã bắn ra thì phải đổi lấy một mạng sống!
Dương Đình Nghệ quay mặt đi và nói:
– Ta thật đáng trách. Vì một thú vui riêng mà phải thấy cảnh máu đổ đầu rơi.
Sau đó, ông nói với Tiền:
– Tiền ạ! Con hãy lui ra ngoài.
Tiền hậm hực quay lưng bỏ đi. Dương Đình Nghệ quay lại nói với Ngô Quyền:
– Tiễn là đứa thiếu lòng nhân. Sau này con nuôi của ta sẽ phản ta. Nay ta mến tài của ngươi, ngươi hãy theo phò tá!
Ngô Quyền cúi đầu:
Thưa tướng quân, được theo tướng quân lao vào chốn bình đao để mưu nghiệp lớn thì dẫu có chết con cũng cam lòng. Đây cũng là ý nguyện của bố con.
Đó là vào một buổi chiều râm mát trong năm 917, lúc Ngô Quyền mới tròn 20 tuổi. Đi theo phò Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền tỏ ra là người có tài cầm quân, võ nghệ tỉnh thông, lừng tiếng khắp vùng. Lúc bấy giờ, con gái của Dương Đình Nghệ là Dương Như Ngọc cũng đã lớn. Ông đang tìm người tài ba để gả chồng. Nhân dịp đầu xuân, trời rét ngọt, ông tổ chức nhiều cuộc thi để các nha tướng dưới quyền mình tranh tài và qua đó kén chọn rể. Cuối cùng, chỉ còn hai người đủ sức tranh tài cuộc thi là Ngô Quyền và Kiểu Công Tiễn. Theo thể lệ của cuộc thi, mỗi người vừa phi ngựa, lại vừa phóng lao vào mục tiêu. Ai ném trước và trúng đích thì sẽ thắng. Mọi người nô nức xem tài của hai nha tướng trẻ tuổi.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Từ điểm xuất phát, hai con ngựa cùng xoải vó lao về phía trước. Con bạch mã của Ngô Quyền lao nhanh với tốc độ khủng khiếp, bỏ xa con hắc mã của Công Tiễn. Quyết không để thua, Tiền liền nghĩ đến một trò ma mãnh để kim chân đối thủ. Không một chút chần chừ, Tiễn nhanh nhẹn rút cung tên ra. Một mũi tên từ đằng sau cắm phập vào chân con bạch mã. Ngựa hỉ lên như điên cuồng và giảm dần tốc độ. Từ đằng sau, con hắc mã đã vượt lên.
Tiễn cất tiếng cười đắc thắng. Biết ngựa mình đã bị hại, lập tức, Ngô Quyền phóng cây lao về phía trước. Nó xé gió lướt đi. Trong nháy mắt đã cắm đích xác vào mục tiêu là hình nộm bằng rơm ở đằng trước mặt. Không ai có thể tưởng tượng được với một khoảng cách khá xa như thế, mà Ngô Quyền có thể phóng lao được chính xác như vậy! Hình nộm bằng rơm ngã ngửa ra phía sau với tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Lúc đó, con bạch mã cũng từ từ khuîu chân xuống. Máu chảy đỏ cả một dặm đường dài… Công Tiễn mặc dầu phóng ngựa lên trước, nhưng cũng đành bất lực xuôi tay!
Sau cuộc tranh tài này, cô Dương Như Ngọc được gả cho Ngô Quyền. Điều này càng khiến Công Tiễn thêm cay củ, tức tối.
Ngày xuân cũng qua mau.
Cả nước lại nô nức tập trung vào việc rèn vũ khí, tập luyện võ nghệ để chuẩn bị chiến đấu. Năm 931, danh tướng Dương Đình Nghệ từ đất Châu Ái (Thanh Hóa) kẻo quân đi đánh thành Đại La (nay thuộc Hà Nội). Quân Nam Hán thua to phải cút về nước. Dương Đình Nghệ khôi phục lại giang sơn, xưng là Tiết độ sứ. Ông giao cho các tướng lĩnh trấn giữ các nơi. Ngô Quyền được giao giữ đất Châu Ái – quê hương Dương Đình Nghệ. Trước ngày lên đường Ngô Quyền hỏi:
Thưa bố! Con xin hứa sẽ giữ yên nơi đó để chiêu mộ anh tài, muôn dân an cư lạc nghiệp. Nhưng còn Công Tiễn sao chưa được bố giao cai quản vùng nào?
Dương Đình Nghệ trầm ngâm:
– Tiễn là kẻ bất nhân, không thể trấn giữ một cõi riêng nào được cả. Tốt nhất cứ để nó ở bên ta, ta rèn cặp cho đến khi nó thay đổi tâm tỉnh đã.
Mặc dầu biết ý định của bố nuôi như thế, nhưng Công Tiền vốn là kẻ bất trung, bất nghĩa nên hắn tìm mọi cách để thực hiện âm mưu đen tối.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.