Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Thuở mới dựng nước, dân Lạc Việt sống bằng nghề đánh cá ở  ven sông hoặc các hồ lớn. Thủ lĩnh của họ là Lộc Tục. Khoảng  năm 2879 trước Công nguyên, Lộc Tục lên làm vua, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ.

Tuy làm vua nhưng Kinh Dương Vương thường đi chu du khắp  nơi. Một lần đến hồ Động Đình, Kinh Dương Vương gặp gỡ và đem  lòng yêu thương con gái của chúa hồ là Thần Long. Hai người kết  thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sùng Lãm. Lớn lên, Sùng Lãm làm vua, hiệu là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân có sức khỏe phi thường lại thêm tài biến hóa. Vì mang gốc Rồng của mẹ nên Lạc Long Quân thường ở trong động nước (thủy cung). Mỗi khi gặp nguy hiểm, dân chúng lại đến trước động nước kêu to lên: “Bô(*) ơi! Ở đâu? Hãy đến với ta!”. Thế là, Lạc Long Quân sẽ hiện ra giúp đỡ dân chúng.

Ở vùng biển Đông Nam, có con cá thành tinh, thân dài năm mươi trượng, thường làm hại dân chài, được gọi là Ngư Tinh. Chỗ ở của Ngư Tinh là một cái hang lớn, ăn sâu xuống đáy biển.

Dân chài đến trước động nước cầu cứu. Lạc Long Quân nung đỏ một khối sắt lớn rồi lên thuyền tiến vào hang Ngư Tinh. Khi Ngư Tinh định nuốt chửng con thuyền thì bị Lạc Long Quân ném khối sắt cháy đỏ vào mồm. Bị thương nặng, Ngư Tinh tìm đường chạy trốn.

Lạc Long Quân đuổi theo, chém Ngư Tinh thành ba khúc. Khúc đầu biến thành chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển, giết chết chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay núi ấy gọi là Cẩu Đầu Sơn. Khúc giữa trôi ra xứ Mạn Cầu, nay còn gọi là Cẩu Đầu Thủy. Khúc đuôi biến thành một con rồng trắng. Lạc Long Quân giết rồng, lột da, đem phủ lên một hòn đảo giữa biển, là đảo Bạch Long Vĩ(*) ngày nay.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến vùng Long Biên (Hà Nội) ngày nay. Ở đây, có Hồ Tinh là con cáo chín đuôi, thường bắt trẻ con ăn thịt. Dân chúng khiếp sợ, phải bỏ xứ mà đi. Biết chuyện, Lạc Long Quân bèn tháo nước sông Cái làm ngập hang cáo rồi lấy chỉ ngũ sắc bện thành dây thòng lọng bắt cáo. Cáo chết, hang cáo sụp xuống thành hồ, gọi là hồ Xác Cáo (nay là Hồ Tây).

Dẹp yên nạn Hồ Tinh, Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi, đến đất Phong Châu. Ở đây có cây chiên đàn sống hơn nghìn năm, biến thành yêu tinh, thường vào làng bắt người, gọi là Mộc Tinh. Lạc Long Quân đánh với Mộc Tinh mấy lần không thắng, bèn nhờ đến Kinh Dương Vương. Hai cha con cùng nhau đốn ngã cây chiên đàn khiến Mộc Tinh chết theo. Từ đấy, dân chúng được yên ổn làm ăn còn Lạc Long Quân quay về động nước.

Một hôm, vua nước láng giềng là Đế Lai mang theo con gái là Âu Cơ đến chơi. Đoàn tùy tùng của Đế Lai hay quấy nhiễu, xin gà, lấy gạo của dân chúng. Người dân lại đến trước động nước gọi Lạc Long Quân. Lạc Long Quân bèn đi gặp Đế Lai nói chuyện.

Trong lần đến thăm Đế Lai, Lạc Long Quân gặp mặt Âu Cơ, bèn đem lòng thương nhớ, xin Đế Lai cho cưới nàng. Đế Lai đồng ý. Nhân dân Lạc Việt vui mừng tổ chức lễ cưới.

Theo tục lệ “cưới xin lấy gói đất làm đầu”, trong sính lễ của Lạc Long Quân phải có một cái bánh bằng đất hun. Đó là loại bánh làm bằng bùn non, được hun, được tẩm hương liệu của núi rừng. Bánh đất hun tượng trưng cho khí thiêng của đất nước. Bên cạnh bánh là gói muối tượng trưng cho tình nghĩa mặn nồng.

Ngày cưới của Lạc Long Quân là ngày hội của người dân Lạc Việt. Nhiều đôi nam nữ ngồi bên nhau đánh trống: bên nam đánh trống đực, bên nữ đánh trống cái. Cạnh họ là những dàn cồng, mỗi dàn sáu chiếc, họa lại tiếng trống.

Lại có những người mặc váy bằng lông chim, đội mũ lông chim mà múa theo nhịp trống. Các đôi trai gái lồng chân, giao tay hát lời cầu chúc cho Lạc Long Quân và Âu Cơ được con đàn cháu đống.

Thấy các con đã trưởng thành, Lạc Long Quân muốn trở về động nước, bèn bảo với vợ: “Ta là giống rồng, sống dưới nước, nàng là giống tiên, sống trên cạn nên khó ở với nhau lâu dài. Nay ta chia nhau ra, nàng đem năm mươi con lên núi, ta đem năm mươi con xuống biển. Nếu gặp sự hiểm nguy thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”.

Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương là các Lạc hầu, Lạc tướng. Hùng Vương chia nước thành mười lăm bộ. Cai quản các bộ này là các Lạc tướng. Vua và các Lạc tướng có quyền cha truyền con nối. Dưới các bộ là các làng xã (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chạ, chiềng), đứng đầu là Bồ chính (có nghĩa là già làng). Con trai của vua gọi là Quan lang, con gái gọi là Mị nương.

Dưới các làng xã là gia đình. Trong gia đình ở nước Văn Lang, vợ chồng đối xử với nhau bình đẳng. Chồng lo toan mọi việc nhưng ý kiến của vợ vẫn được tôn trọng. Cả vợ lẫn chồng cùng làm ruộng hoặc chồng săn bắn, vợ hái lượm. Con cái được cha mẹ nuôi đến tuổi trưởng thành.

Hàng năm, vua Hùng thường lên đỉnh núi Hùng (xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) cúng vía lúa, cầu cho dân trúng mùa. Tương truyền, trên đỉnh núi có thờ một hòn đá hình vỏ trấu dài khoảng 60cm.

Vua Hùng dạy cho dân chài cách lấy chàm vẽ lên người để thủy quái tưởng đó là đồng loại mà không sát hại. Từ đó, dân ta có tục xăm mình. Tục này được truyền đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới dứt. Hùng Vương còn cho vẽ hai con mắt lên mũi thuyền để đánh lừa thủy quái, bảo vệ người đi sông nước. Tục lệ này đến nay vẫn còn.

Vua Hùng khuyến khích dân chúng dựng nhà sàn để tránh thú dữ. Ngày này, nhà sàn còn khá phổ biến ở các vùng núi cao và các vùng dân tộc ít người sinh sống.

Nhờ kỹ thuật luyện kim phát triển, cư dân Lạc Việt đã làm ra các công cụ sản xuất bằng đồng, giúp cho việc canh tác trở nên dễ dàng hơn.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x