Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Tập thứ nhất: TÀO THÁO THẬT GIẢ

Trung Quốc thông sử của Phạm Văn Lan ghi giai đoạn từ thời Hán Hiến đế niên hiệu Sơ Bình năm đầu (năm 190) đến thời Tấn Vũ đế niên hiệu Thái Khang năm đầu (năm 280) là “Thời kỳ chia cắt” trong sử Tam Quốc thời Đông Hán. Nói về “Tam Quốc” là nói về giai đoạn lịch sử này,; và nhân vật nổi nhất trông đó là Tào Tháo – người đã sáng lập nên nhà Ngụy. Từ hàng ngàn năm nay Tào Tháo chịu nhiều lời phê bình tố xấu khác nhau, là nhân vật được bình luận sôi nổi ngay khi chưa đậy nắp quan tài. Với Tào Tháo có nhiều cách nói cách bình luận, có nhiều ý kiến khác nhau, thực hiếm thấy, hình tượng dân gian của Tào Tháo lại càng tệ. vậy, con người thực của Tào Tháo trong lịch sử là thế nào?

Nói đến Tam Quốc thì trước hết phải nói về Tào Tháo. Hình tượng trong lịch sử của Tào Tháo không hay lắm, nói khách khí là “gian hùng”, không khách khí là “gian thần”, thậm chí là “gian tặc”. Nhưng LỖ Tấn lại coi Tào Tháo là anh hùng. Trong bài Quan hệ giữa Ngụy Tấn phong đọ và văn chương với thuốc và rượu, Lỗ Tấn nói: “Tào Tháo là người rất có bản lĩnh, chí ít cũng là một anh hùng. Tôi không cùng cánh với Tào Tháo, nhưng rất khâm phục Tào Tháo”.

Ở đây có ba cách đánh giá và ba hình tượng: anh hùng, gian hùng, gian tặc. Vậy cách đánh giá nào là chính xác nhất?

Nên phải làm rõ con người thực Tào Tháo trong lịch sử và là người như thế nào. Thực không dễ dàng. Lỗ Tấn nói, đọc Tam quốc diễn nghĩa, xem Kịch Tam Quốc “không phải là cách bình xét Tào Tháo chân chính”. Tin tưởng nhất vẫn là lịch sử. Lỗ Tấn lại nói: “ghi chép và đánh giá trong sử sách có lúc không tin được, rất nhiều chỗ không tin được, vì thông thường thì triều đại nào dài hơn sẽ có người tốt hơn, triều đại nào ngắn ngủi thì gần như không có người tốt”. Những năm tháng của Tào Ngụy lại rất ngắn, vì vậy Tào Tháo “không tránh khỏi bị người triều sau bêu xấu”.

Lời xấu nói nhiều biến thành thành kiến. Thành kiến được truyền đi từ đời này sang đời khác, tích tụ lại thành điều khó bỏ. Cụ thể với Tào Tháo, sự việc thêm phức tạp. Bởi vì hai cuốn Tư trị thông giám và Tam quốc diễn nghĩa có ảnh hưởng lớn nhất, coi họ Tào chẳng hay ho gì. Không riêng Tam quốc diễn nghĩa coi Tào Tháo là “Quốc tặc”, trong quá trình biên soạn Tư trị thông giám cũng đã lược bỏ không ít những sử liệu có lợi cho Tào Tháo.

Rõ ràng đây là loại “ý kiến thời đại”. Chừng như phần lớn người Tống không thích Tào Tháo. Chí Lâm của Tô Đông Pha nói, khi nghe kế sách, mọi người thấy Lưu Huyền Đức bại thì chau mày, có người rơi lệ; đến đoạn Tào Tháo bại thì vui mừng ca hát”. Thời Bắc Tống là vậy. Đến Nam Tống thì gần như tất cả nói Tào Tháo là “giặc”. Nguyên, Minh, Thanh sau này, Tào Tháo bị chửi rủa là chính. Nói tốt, cũng có nhưng không nhiều. Đến thế kỷ XVII, Càn Long coi Tào Tháo là “thoán nghịch”, một đòn giáng xuống, không còn cách gì gượng nổi.

Thực tế thì ngay từ thời Tấn đã có sự đánh giá khác nhau về Tào Tháo. Ngụy thư của Vương Thầm và Độc Hán Thư của Tư Mã Bưu còn khẳng định Tào Tháo, còn có lời ủng hộ; Dị đồng tạp ngữ của Tôn Thịnh và Tào Man truyện của Ngô Nhân lại không hề khách khí, đã bóc trần nhiều điều tàn khốc gian trá của Tào Tháo.

Tập Tạc Xi nhà sử học Đông Tấn, là người đầu tiên sáng lập thuyết “Thoán nghịch”. Do đó các nhà sử học từ thời Nam Bắc triều đến Tùy Đường, khen chê khác nhau, Tào Tháo bình truyện của Trương Tác Diệu đã mô tả khá tường tận. Rõ ràng với Tào Tháo, không chỉ “ý kiến thời đại” không giống nhau, mà “ý kiến lịch sử” cũng rất khác nhau. Thêm vào đó “ý kiến cá nhân” của từng người, “bộ mặt thực” của Tào Tháo càng khó làm rõ.

Có điều, có thể khẳng định rằng, Tào Tháo đã bị chửi.

Trên đời không có tình yêu vô cớ, và cũng không có lòng hận thù vô cớ! Tào Tháo bị mắng chửi là có nguyên nhân. Nguyên nhân gì? Có rất nhiều, và nhiều nhất là chữ “gian”. Đối với người xưa mà nói thì thoán đoạt vương triều Hán là gian, xảo trá cũng là gian. Nhưng điều làm cho trăm họ hận nhất là câu nói của Tào Tháo “thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta”. Một người, thà tự mình không tốt với người thiên hạ, không thể để người thiên hạ không tốt với mình, người đó quá xấu. Vì vậy, chúng ta phải làm rõ tội này, xem có đúng như vậy không.

Chuyện này không thấy ghi trong Tam quốc chí, chỉ thấy trong lời chú dẫn Ngụy thư, Thế Ngữ của Bùi Tùng Chi và Tạp kí của Tôn Thịnh. Đại khái câu chuyện là thế này, sau khi Đổng Trác vào kinh, có biểu để Tào Tháo là Kiêu kỵ hiệu úy. Tào Tháo cự tuyệt lệnh của Đổng Trác, chạy khỏi Lạc Dương, theo đường nhỏ về quê. Lúc ngang qua nhà người bạn là Lã Bá Sa, Tháo liền giết cả nhà người này. Vì sao phải giết? Ba quyển sách nói theo ba kiểu. Ngụy thư viết: “Bá Sa vắng nhà, người con cùng tân khách có ý giết Thái tổ để lấy ngựa và đò vật, Thái tổ cầm dao giết luôn mấy người”.

Thế ngữ chép: “Thái tổ thấy mình làm trái lện Trác, sợ họ có ý gì, đêm cầm kiếm giết người rồi bỏ đi”. Tạp kí của Tôn Thịnh lại nói: “Thái tổ nghe tiếng vật dụng trong bếp va chạm, ngờ có ý gì, nên giết luôn người trong đêm”. Xem ra Tào Tháo giết cả nhà Lã Bá Sa là không có vấn đề gì. Giết người vì động cơ nào đó mới là vấn đề. Theo cách nói của Ngụy thư đây là phòng vệ chính đáng hoặc phòng vệ hơi quá. Theo cách nói của hai cuốn kia, vì nghi ngờ lo lắng nên ngộ sát. Xem ra Ngụy thư có phần bảo vệ Tào Tháo, chúng ta không bàn thêm, chỉ bàn tiếp hai cách nói sau

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x