
Truyện Ngắn Murakami – Nghiên Cứu Và Phê Bình – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
2. Trường văn hóa Nhật Bản trong sáng tác của Kawabata Yasunari và Murakami Haruki.
Tác phẩm văn chương nào cũng là tác phẩm văn hóa. Bởi dù sao khi sáng tác, nhà văn phải chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ, hoàn cảnh đang sống, tức là cái trường văn hóa mà anh ta đang hiện diện. Theo Đoàn Văn Chúc: “Trường trong trường văn hóa được hiểu tương tự như trường trong vật lý học, là một khu vực trong đó một hiện tượng từ hay điện, hay một hệ thống lục được biểu thị. Từ đấy, một cách ẩn dụ, trường văn hóa là một không gian “dân cư trong đó một hay những sự kiện văn hóa được diễn ra”.
Vì thế, bởi vì mỗi dân tộc sống ở một không gian cư trú riêng, một loại hình dân cư riêng, nên những sự kiện văn hóa của dân tộc này khác với sự kiện văn hóa của dân tộc khác.
Có giống nhau thì ở cái mạch ngầm nội tại của thân phận loài người. Chính vì thể ta có thể giải thích vì sao Bakhtin lại hiểu Rabelais hơn người khác. Những lề hội Carnavan là cái phắn chìm nội tại của một thuở ấu thơ con người. Nó có thể bị biến mất ở một vài dân tộc nhưng hằng số dì truyền vẫn là hằng định tính. Và Bakhtin đã bắt được cải mạch ngầm logos nội tại ấy. Mỗi một dân tộc có những thể loại văn chương, những cách suy nghĩ và đặc trưng văn hóa riêng. Chẳng hạn, ở Bа Tư có thể thơ Rubai, ở Hàn Quốc có thể thơ Sijo, Việt Nam có thơ lục bát… Và riêng Nhật Bản với vị trí đặc thù của mình là quần đảo, nằm khá xa đất liền đủ để tránh ngoại xâm nhưng đủ gần để tiếp thu văn hóa. Tất cả những tinh hoa văn hỏa của Trung Quốc và sau này là Âu – Mỹ đều do người Nhật dịch thân du nhập bằng cách cử người sang du học. Và dĩ nhiên, theo quy luật khúc xạ văn hóa, tất cả những tinh hoa qua lăng kinh của nền văn hóa bản địa đểu được nâng lên một tầm cao rnới, Như nghệ thuật uống trà (Chadò), cắm hoa (Ikebana), kiếm đạo (Kendò) là tiếp thu từ Trung Quốc nhưng đã thành những thành tố của nền văn hóa bản địa Nhật Bản. Ngay cả ngôn ngữ và văn chương cũng vậy. Khi đọc những tác phẩm văn chương Nhật từ thơ Haiku và Tanka đến sân khấu kịch No, các truyện ngắn và tiểu thuyết thì chúng ta đều tiếp cận với một trường văn hóa khác.
Tuy những chủ để lớn của đời sống con người như nỗi đau, tình yêu, cái chết và những bi kịch nhân sinh là tất yếu có mặt trong từng tác phẩm của tất cả các nhà văn nhưng cách thể hiện mỗi người mỗi dân tộc mỗi khác. Chúng tôi nhận thấy rằng sự mới lạ của văn chương chỉ là cách thể hiện. Cái nỗi niềm cô đơn của người xưa đìu hiu bên dòng sông có cây dương liều “Dương tử giang đầu dương liễu xuân, dương hoa sầu sát độ giang nhân” đến nỗi niểm cô đơn của con người phố phường xe cộ, các khu nhà cao tầng và bàn phím máy tính là giống nhau. Cái tình yêu thương nam nữ từ xưa trong bụi dâu “Tang bộc” đến love-hotel ngày nay nào có khác chi. Tùy mỗi trường văn hóa, mà cách thể hiện nỗi niềm đó là khác biệt.
Kawabata Yasunari (Xuyên Đoan Khang Thành) thể hiện rõ ràng trường văn hóa đặc thù Nhật Bản. Suốt đời ông đi tìm kiếm những về đẹp thiên nhiên và tâm hồn người Nhật Bản. Các tác phẩm của ông gắn liền với số phận của xứ xở Phù Tang, thấm đẫm linh hồn dân tộc. Từ phong tục giặt vải Chijimi bằng tuyết cho thanh sạch đến sự nuối tiếc vì sự tàn phai của nghi lễ trà đạo, trang phục và thư pháp của người Nhật đều được Kawabata tái hiện trong “Xứ tuyết”, “Ngàn cánh hạc” và “Cố đổ”, những tiểu thuyết lừng danh của văn học Nhật Bản hiện đại. Viện hàn lâm Thụy Điển khi quyết định trao giải thưởng Nobel cho Kawabata vào năm 1968 đã nhận xét “ông là người tôn vinh về đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người”. Điều này thể hiện thẩu suốt trong các tác phẩm của ông.
Chào đời năm 1899 tại một làng quê nhỏ ở gần thành phố Osaka, ngaytừ nhó, Kawabata đã gánh chịu nhiều nỗi bất hạnh. Năm 3 tuổi, mẹ mất. Năm 4 tuổi, cha mất. Năm lên tám, bà mất. Và đến khi ông mười lăm tuổi, người ông bệnh tật cũng từ bỏ Kawabata khi đại chiến thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914. Tác phẩm “Nhật ký tuổi mười sáu” (Juroku saino nikki) là tiếng nói của một con người nhỏ bé bơ vơ trước trần gian mênh mông không người nương tựa.
Năm ông được hai mốt tuổi, cuộc hôn nhân sắp thành với Chiyo, một cô bé mười lăm tuổi bất ngờ tan vỡ vì Chiyo từ hôn. Từ đó, trong các tác phẩm của mình, Kawabata dể cho niễm cô đơn vĩnh cửu theo dấu chân người lữ khách qua những ngày thảng ngao du.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.