
39 Câu Hỏi Cho Người Trẻ – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
1. Tại sao phải “thấy hình”thay vì “thấy tiếng”?
Vương Phù, một nhà thơ thời Hán (Trung Quốc) đề lại cho hậu thế tám chữ đơn giản nhưng đầy tính suy ngẫm:”Một chó sủa hình, trăm chó sủa tiếng.”
Hiểu tám chữ này theo nghĩa đen thì đó là câu chuyện về tiếng chó sủa ở những làng quê Trung Quốc thuở xưa.
Khi có một kẻ lạ mặt nào đó lọt vào làng, con chó đầu tiên nhìn thấy kẻ lạ mặt và sủa những tiếng đầu tiên.
Rất nhanh sau đó, con chó thứ hai sẽ sủa, con chó thứ ba tiếp nối, con chó thứ tư, thứ năm tạo thành dàn đồng ca sủa. Và con chó thứ n cũng ngửa cổ sủa theo. Theo cách giải thích của Vương Phù thì từ con chó thứ hai đến con chó thứ n, rất có thể chúng không hề nhìn thấy kẻ lạ mặt đang xâm nhập vào làng. Con chó thứ hai sủa vì đơn giản là nó nghe thấy tiếng sủa của con chó thứ nhất. Con chó thứ ba sủa vì đơn giản là nó nghe thấy tiếng sủa của con chó thứ hai. Con chó thứn sủa vì đơn giản là nó nghe thấy tiếng sủa của con chó thứ n-1. Cứ như thế, tiếng sủa nhiều dần, to dần, lan nhanh dần và đến thời điểm con chó thứn hùa vào sủa thì có thể kẻ lạ mặt đã đi khỏi làng từ rất lâu rồi.
Như thế, chỉ có con chó đầu tiên “thấy hình” và sủa vì “thấy hình”, tất cả các con chó còn lại gần như chỉ “thấy tiếng” và sủa theo vì “thấy tiếng” mà thôi.
Thấy hình hay thấy tiếng? Câu chuyện về tiếng chó sủa trong những ngôi làng xa xưa hóa ra lại gợi những ngẫm nghĩ về cách ứng xử của con người: trong rất nhiều trường hợp, chúng ta nhìn thấy cái bản chất và thét lên vì thấy cái bản chất, hay tiếng thét ấy đơn giản chỉ là một hội chứng lây lan, bắt nguồn từ việc những người ở bên cạnh mình cũng đang thi nhau thét lên như vậy?
Một dạo nọ, cư dân mạng Việt Nam “lên cơn” trước câu chuyện về một “người con bất hiếu”. Chẳng là một bức ảnh được cho là đã mô tả cảnh người con trai đánh cha mình một cách dã man xuất hiện rầm rộ trên Facebook.
Cư dân mạng phẫn nộ, lao vào chửi bới, thóa mạ “người con bất hiếu”. Thậm chí, còn có những biểu hiện kêu gọi “thay trời hành đạo”, cùng rủ nhau tìm đến hiện trường “xử tội” người con.
Có lẽ trong cuộc đời mình, chưa bao giờ người con ấy lại bị cả thế giới chống lại theo cách này. Nhưng rồi báo chí chính thống vào cuộc và phát hiện: sự thật không phải thế.
Sự thật là người cha say rượu, trèo tường vào nhà và trong quá trình trèo tường đã bị chảy máu chân. Người con trai ở trong nhà thấy cha say lướt khướt, máu chảy đầm đìa liền chạy ngay ra đỡ cha. Nhưng, trong sự dẫn lối của ma men, người cha phản ứng lại, tạo ra một cuộc giằng co.
Và thế là một người hàng xóm xấu bụng nào đó đã lập tức giơ điện thoại “chộp” lại cảnh giằng co. Vẫn có thể cũng chính người hàng xóm xấu bụng này đã đưa bức ảnh lên Facebook cùng với lời nhận xét: một kẻ bất hiếu đánh cha mình! Chỉ cần thế thôi, cư dân mạng đã sục sôi phẫn uất, nổi trận căm hờn rồi sẵn sàng hò hét nhau “thế thiên hành đạo”. Mượn cách nói của Vương Phù, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: Có bao nhiêu người trong số đó phẫn uất vì “thấy hình” và bao nhiêu người trong đó phẫn uất vì “thấy tiếng”? Chắc chắn là nếu “thấy hình” – thấy cái bản chất thật của vụ việc, người ta sẽ không những không “lên cơn” mà còn dễ dàng cảm phục hành động của người con hiếu thảo. Nhưng, vì không “thấy hình” mà chỉ “thấytiếng”, lại là thứ tiếng tam sao thất bản, người nọ truyền người kia nên ai cũng nghĩ đấy là một đứa con bất hiếu và ai cũng muốn “xử” kẻ bất hiếu đến cùng.
Trong cuộc sống bình thường, chúng ta cũng dễ rơi vào cảnh chỉ “thấy tiếng” mà không “thấy hình” vì tiếng thì luôn hiện hữu, luôn có nhiều, luôn bao phủ quanh ta còn hình lại là thứ độc nhất, thứ mà trong rất nhiều trường hợp phải suy xét thật kĩ lưỡng mới có cơ may đốn ngộ.
Trong không gian mạng, với sự lên ngôi của đông đảo những “anh hùng bàn phím” – những người có thể lên tiếng một cách to nhất, dữ nhất, hùng hồn nhất thì chúngta càng dễ rơi vào trận địa của “tiếng” và càng dễ dàng”thấy tiếng” mà xa xỉ với “hình”. Những lúc đó, nếu chúngta vội vàng đưa ra kết luận thì chắc chắn cả một cơn mưa lầm lạc sẽ đồ ập xuống. Lâm lạc trong nhận thức của chính mình, lầm lạc trong đánh giá người khác và lầm lạc trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng với xung quanh. Hài hước ở chỗ, chúng ta lầm lạc mà không nghĩ mình lầm lạc. Bi kịch ở chỗ, chúng ta lầm lạc mà cứ tưởng mình mới đích thực là chính nhân.
Phải cố gắng “thấy hình” chứ không chỉ “thấy tiếng”,có lẽ chúng ta phải luôn dặn lòng mình câu đó, cả trong những ứng xử mặt đối mặt đời thường lẫn những ứng xửỬ ẩn mặt trên không gian mạng. Khi nào chưa thấy được hình thì ít nhất cũng phải giữ một thái độ lặng im trung tính thay vì vội vã tung ra những yêu ghét cảm tính vào một đám đông hỗn loạn.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.