
Mẹ Việt Dạy Con Bước Cùng Toàn Cầu – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Mẹ Việt Dạy Con Bước Cùng Toàn Cầu của tác giả Hồ Thị Hải Âu mời bạn thưởng thức.
“Xây đắp niềm tin” – cơ chế của bản năng tự vệ
Khác với các loài động vật cao cấp đã có đời sống xã hội bầy đàn mà ở chúng, những nguyên tắc bầy đàn được mỗi cá thể thực hành dựa trên bản năng sinh tồn, dựa trên năng lực nhạy bén, nhạy cảm của các giác quan, con người cá nhân, trong mối liên kết với xã hội của mình, rất nhiều phần dựa vào những niềm tin. Niềm tin có giá trị như một công cụ, giúp cá nhân phân biệt và kết nối xã hội. Do đó, xây đắp niềm tin – là cách thức mang tới cảm giác an ổn: khi bạn tin vào ai đó, vào điều gì đó, bạn cảm thấy an ổn, vui vẻ; ngược lại, khi mất niềm tin, lập tức bạn rơi vào cảm giác bất an, lo lắng và cơ chế tự vệ của bản năng sinh tồn được huy động ở mức báo động, kích hoạt và sẵn sàng tham chiến. Như vậy, cơ chế niềm tin là cơ chế của bản năng sinh tồn, bản năng tự vệ.
Niềm tin dựa trên sự nhận thức khách quan bằng tuệ giác khoa học – đó là niềm tin được thắp sáng từ bên trong nội tâm – nội lực; là vẻ đẹp của “cái tôi” khiêm nhường, nên nhận thức và hiểu biết khách quan được thấm vào bản thể; niềm tin dựa trên sự can đảm tự phủ định cái chưa thấu đạt để đón nhận sự thấu đạt sâu sắc hơn – để hiểu biết luôn là một dòng chảy tươi mới, lấp lánh, không tù đọng. Do đó, niềm tin của tuệ giác là niềm tin dựa vào sự khai mở hiểu biết và tôn trọng quy luật của tự nhiên, quy luật của khách quan.
Ngược lại, nếu niềm tin chỉ dựa trên những chuẩn mực có sẵn, được quy nạp bằng lối nghĩ cảm tính, chủ quan, niềm tin dựa vào những thói quen “quy định thế giới bên ngoài” trong cái hiểu thô sơ của bản thân – rồi đem những hiểu biết chủ quan ấy đồng nhất với chân lý khách quan, thì niềm tin ấy chính là cái nôi nuôi dưỡng thói ngụy biện, đồng thời, nó đóng chặt mọi cánh cửa, khiến trí tuệ cá nhân không thể vươn xa và tâm hồn không bao giờ có được tự do dựa trên nền tảng của sự thấu đạt chân lý khách quan!
Xã hội Việt Nam còn hằn sâu dấu vết lịch sử dài lâu sau đây:
Tập quán canh tác tiểu nông, manh mún; khoa học cơ bản, khoa học thực tiễn đa ngành không phát triển, không có đỉnh cao; không có hệ thống triết học, tinh thần triết học rất mờ nhạt; xã hội nhiều nghìn năm không có tinh thần học thuật đích thực nên tâm lý xã hội lâu nay mang cảm hứng cảm tính, duy tình, thiếu lý trí, mọi kiến thức xã hội hay ứng dụng sản xuất chủ yếu theo con đường truyền kinh nghiệm, áng chừng, không tường minh, lâu dần tạo nên lối tư duy khá mơ hồ, đại khái.
Chế độ phong kiến tập quyền lưu cữu, vua trở thành cha mẹ muôn dân, độc tôn, nên vua và lời vua đồng nghĩa với chân lý không bàn cãi. Từ chỗ áp đặt, hăm dọa trừng trị tàn khốc đến chỗ tâm lý cộng đồng quy thuận hoàn toàn, lâu dần biến thành tâm lý “sùng bái cá nhân” mê muội.
Sự học trong xã hội Việt Nam từ nghìn đời vẫn chỉ là “tầm chương trích cú” di cảo, phát ngôn của vua chúa, thánh hiền, nên không có nền tảng nào cho tinh thần sáng tạo, phản biện khoa học được nấy nở. Căn bản, phần đông người Việt hay lo nghĩ theo những quy chuẩn định sẵn, quy ước cộng đồng hương xã, v.v…, do đó, mỗi cá nhân thiếu năng lực và lười tư duy độc lập.
Trong một xã hội với những đặc tính kế thừa thói quen nghĩ theo khuôn mẫu, đóng, thiếu dân chủ, thiếu cởi mở, thì rõ ràng “niềm tin” của mỗi cá nhân, cũng như của cộng đồng, chủ yếu dựa trên những quy ước, quy chuẩn định sẵn, có sẵn, tù túng.
Từ cô vịt xấu xí, tôi biến thành nàng thiên nga!
Ngày tôi 18 tuổi, tôi đã có một đóa hồng tình đầu rất thơm tho. Ấy là khi một bạn trai “say nắng”.
Có lẽ, bạn ấy say tôi vì tôi rất khác biệt với bạn ấy: Bạn ấy cao lớn, tôi thấp bé. Bạn ấy ngông nghênh, nghịch ngợm, tôi lại rụt rè. Bạn ấy lười học ham chơi, còn tôi rất chăm học và chăm làm việc. Bạn ấy là người Hà Nội phố cổ, còn tôi là người xứ khác về định cư.
Hai năm đầu cấp Ba, tình bạn của tôi và bạn ấy cứ chỏng lỏn, cứ chua chát như trái ổi, trái sung ương, dù ngày nào cũng có ý đợi, để nhìn thấy nhau cuối con phố nhỏ. Trong khi, hội của bạn ấy thường tìm cớ réo gọi tôi là “con ngố nhà quế” thì tôi nghe bạn ấy gây gổ với họ “kệ nó, chúng mày để cho nó yên!” – và tôi ghi nhận lời nói thô kệch ấy của bạn là một sự bênh vực và trìu mến!
Thế rồi, tôi đã dành cho bạn ấy nụ hôn môi đầu đời khi tôi là sinh viên năm thứ nhất. Nụ hôn vụng dại, nhưng thơm tho, ngọt ngào tuổi mới lớn, mãi còn trong tim tôi như một báu vật đẹp đẽ. Nhưng, có lẽ nó đẹp mãi, bởi ngay sau đó, bạn ấy đã rời xa tôi.
Bạn ấy đi rất xa và biền biệt không một hồi âm nào cả. Tôi đã rất buồn. Tôi đã khóc trong những hoàng hôn, khi nhìn về phía mà ngày ngày bạn ấy vẫn đi về từ hướng đó.
Nhưng, cũng trong những khi lặng lẽ ngồi nhớ bạn, tôi chợt nhận ra một hiểu biết rất sâu sắc rằng: “Bạn ấy đã rời xa tôi, vì một điều sâu thẳm, rằng tôi không thật xinh xắn và ngọt ngào như bao bạn gái khác cùng lứa. Bạn ấy thương mến tôi, nể phục ý chí, nghị lực và sự ngoan hiền của tôi… Nhưng tình yêu đối với bạn trai còn rất cần ở bạn gái sự duyên dáng, xinh xắn, ngọt ngào nữa. Mà lúc ấy, những vẻ cuốn hút về hình thức thì tôi chẳng có gì”.
Ngày ấy, tôi là một con gà tây tồ tệch, béo chũn chĩn, đen nhem nhẻm, mặt mũi đầy nốt mụn trứng cá, tóc tai cắt ngắn cũn cỡn lại cháy nắng, khét lẹt vì ít gội.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.