
Dẫn Luận Về Hồi Giáo – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Dẫn luận về Hồi Giáo của tác giả Malise Ruthven mời bạn thưởng thức.
Hồi giáo như một nhân dạng
Từ “Islam” (Hồi giáo) trong tiếng Ả-rập là một danh từ có gốc động từ, nghĩa là sự quy phục (Thượng đế), được mặc khải qua thông điệp và cuộc đời Nhà tiên tri Muhammad. Từ “Muslim” (người Hồi giáo) ở ý nghĩa chủ yếu của nó (ví dụ được sử dụng trong kinh Quran và những tác phẩm nền tảng khác) nói tới người dâng mình cho Thượng đế (bắt nguồn từ dạng động tính từ của động từ aslama, từ bỏ, dâng hiến). Tuy nhiên, “Muslim” có một ý nghĩa thứ yếu nhưng có thể lấn vào ý nghĩa thứ nhất. Người Hồi giáo là một người có cha là Hồi giáo, nghĩa là người đó lấy luôn nhân dạng tín ngưỡng của cha mẹ mình mà không nhất thiết đi theo những niềm tin và thực hành của tín ngưỡng ấy, chẳng hạn một người Do Thái có thể xác định mình là “Do Thái” mà không cần tuân theo Halacha (luật Do Thái).
Trong những xã hội không phải Hồi giáo, những người Hồi giáo như vậy có thể theo đuổi và được trao cho nhân dạng thế tục. Ví dụ, những người Hồi giáo ơ Bosnia, hậu duệ của chủng tộc Slav từng cải sang Hồi giáo dưới sự cai trị của đế chế Ottoman, không phải lúc nào cũng tham dự cầu nguyện hay những tập tục xã hội khác gắn liền với những người Hồi giáo tuân thủ ở những nơi khác trên thế giới. Trước đây, họ được chính thức gọi là Hồi giáo để phân biệt với những người Serb (theo Chính Thống giáo) và người Croat (theo Công giáo). Tên gọi “Hồi giáo” nói lên tính chất sắc tộc và thành viên của nhóm, không nhất thiết nói tới niềm tin tôn giáo của họ. Trong ngữ cảnh hạn hẹp này (cũng có thể đúng với những cộng đồng Hồi giáo thiểu số khác ở châu Âu và châu Á), có thể không có mâu thuẫn cần thiết nào giữa việc là người Hồi giáo và là người vô thần hay người theo thuyết bất khả tri, cũng giống như có những người Do Thái vô thần và người Do Thái theo thuyết bất khả tri.
Ngược lại, từ “Christian” (người Cơ Đốc giáo) trong cách ứng dụng thông thường đã trở thành một từ ngụ ý việc xác định chính xác tín ngưỡng: một “người Cơ Đốc giáo vô thần” – tuy đôi lúc được sử dụng bởi những nhà thần học avant-garde¹ – nhưng với hầu hết mọi người nghe có vẻ như một mâu thuẫn về thuật ngữ, dù chúng ta vẫn có thể nói rằng văn hoá châu Âu chủ yếu là văn hoá Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng định nghĩa thế tục của “người Hồi giáo” (đôi khi thuật ngữ thay thế được sử dụng là “người Hồi giáo văn hoá” hoặc “người Hồi giáo danh nghĩa”) không phải không bị tranh cãi.
Giống như những người Cơ Đốc giáo chính thống ở Mỹ dành riêng thuật ngữ “Christian” (người Cơ Đốc giáo) để chỉ những ai có cùng cách hiểu (thường là hạn hẹp) của họ về đức tin, những nhà hoạt động Hồi giáo hiện đại cũng đã có khuynh hướng vẽ lại ranh giới giữa bản thân họ và những người Hồi giáo không cùng quan điểm với họ, trong trường hợp cực đoan họ đi xa tới mức gọi những người kia là “những kẻ không tin đạo”. Nói chung, ít có sự nhất quán trong cách áp dụng những tên gọi như vậy. Trong trường hợp cần khoanh nhóm người Hồi giáo thế tục hay “văn hoá”, chẳng hạn như đã xảy ra ở Bosnia, sự thoải mái về tu từ học đã gom họ vào hàng ngũ tín đồ. Trong trường hợp một đa số có đầu óc thế tục chọn hợp tác với một chính phủ mà những kẻ phê bình của nó xem là quá thế tục, những người Hồi giáo không tuân thủ như trên sẽ thấy mình bị nhục mạ với tên gọi “kẻ không tin đạo”. Các từ “Islam” (Hồi giáo) và “Muslim” (người Hồi giáo) là những phạm trù bị tranh cãi ở khắp mọi nơi.
Hồi giáo như một hệ tư tưởng
Từ “chính thống” đôi lúc được sử dụng để mô tả những người Hồi giáo sử dụng mọi phương tiện để phục hồi hoặc thành lập một nhà nước Hồi giáo. Theo quan điểm này, nhiệm vụ của nhà nước Hồi giáo là buộc tuân theo luật được mặc khải của Hồi giáo – Sharia (Sharia). Thuật ngữ “chính thống” gây rắc rối bởi nguồn gốc Cơ Đốc giáo của nó: trào lưu chính thống ban đầu là một phong trào nhằm chống lại tư tưởng thần học tự do hoặc ủng hộ đổi mới như được dạy trong những trường dòng Kháng cách ở Mỹ.
Chủ chốt trong trào lưu chính thống là các thuyết giảng chất vấn những hiểu biết của phong trào tự do về những sự kiện siêu nhiên như sự tạo tác trong sáu ngày, Đức mẹ Đồng trinh, sự phục sinh về mặt thể xác và sự trở lại của Chúa Jesus trong tương lai gần. Nhiều tác giả và nhà tư tưởng Hồi giáo được mô tả là “chính thống” đã chọn một số cách diễn giải kinh Quran theo hướng chủ nghĩa hiện đại và có tính phúng dụ, trong khi hầu như tất cả mọi người tin rằng người Hồi giáo không chỉ những người được mô tả là “chính thống” – đều xem kinh Quran là lời Thượng đế, vĩnh hằng và không có trung gian.
Với những người tìm cách bảo vệ Hồi giáo trước những gì họ xem là tác động gây tha hoá của chủ nghĩa thế tục hiện đại và “phương Tây”, trọng tâm của họ là hành động chứ không phải niềm tin. Các phương pháp áp dụng có thể mới mẻ (kể cả những phương pháp khủng bố), nhưng phương hướng hành động này nhìn chung tương đồng với những khuôn mẫu lịch sử lâu đời. Trong suốt lịch sử, sự chính trực của Hồi giáo có khuynh hướng được xác định trong mối liên hệ với thực hành hơn là học thuyết. Những người Hồi giáo bất đồng với đa số về các vấn đề liên quan đến lãnh đạo hoặc tư tưởng thần học thường sẽ được khoan dung, miễn là hành vi xã hội của họ tuân theo những chuẩn mực được chấp nhận chung. Chính trong việc buộc thi hành sự tuân thủ về ứng xử (tính chất orthopraxy) hơn là sự tuân thủ giáo lý (tính chất orthodoxy), những nhà cấp tiến hoặc nhà hoạt động Hồi giáo hy vọng về một sự “phục hồi” của luật Hồi giáo với sự hỗ trợ của quyền lực nhà nước.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.