Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Danh Tướng Việt Nam – Trọn Bộ của tác giả Nguyễn Khắc Thuần

02. Ngô Quyền (898-944)

“Tiền Ngô Vương lấy quân mới họp của nước Việt ta đánh tan cả trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước và xưng vương, làm cho bọn người Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là (Tiền Ngô Vương) một lần nổi giận mà khiến cho trăm họ được yên, mưu đã giỏi mà đánh cũng giỏi. Tuy chỉ mới xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng Đế, cũng chưa đặt niên hiệu, nhưng quốc thống của ta cơ hồ đã được nối lại rồi vậy.”

Lê Văn Hưu (1230-1322)

1. Vài nét về tiểu sử

Ngô Quyền người đất Đường Lâm. Đất này nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Nơi đây hiện còn có lăng và đền thờ Ngô Quyền. Về tiểu sử của Ngô Quyền, sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 5, tờ 20-b) chép rằng:

“Thân phụ (của Ngô Quyền) là (Ngô) Mân, làm chức Châu Mục ở bản châu (tức châu Đường Lâm – NKT). Khi Vua (chỉ Ngô Quyền – NKT) mới sinh, đầy nhà có ánh sáng lạ. Vua có ba nốt ruồi ở lưng, dáng mạo thật khác thường, thầy bói cho là có tướng tốt, có thể làm chúa cả một phương, vì thế (thân phụ của Vua) mới đặt tên (cho Vua) là Quyền. (Vua) lớn lên, khôi. ngô tuấn tú, mắt sáng như chớp, dáng đi như hổ, gồm đủ trí và dũng, sức có thể nâng được vạc lớn. (Vua từng) làm Nha Tướng cho Dương Đình Nghệ (cũng tức là Dương Diên Nghệ, người đứng đầu chính quyền độc lập và tự chủ từ năm 931 đến năm 937 – NKT), được (Dương) Đình Nghệ gả con gái cho, đồng thời, trao quyền cai quản vùng Ái Châu (tức vùng thuộc tỉnh Thanh Hóa ngày nay – NKT).”

Các bộ chính sử cũ đều chép rằng, Dương Đình Nghệ có người con nuôi, tên là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn là kẻ bất hiếu, bất nghĩa và bất trung, kẻ bạo ngược hiếm thấy trong lịch sử. Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Kiều Công Tiễn đã giết chết Dương Đình Nghệ rồi đoạt lấy chức quyền. Căm phẫn trước hành động đó, tháng 12 năm Mậu Tuất (938), từ Ái Châu, Ngô Quyền đã đem quân ra hỏi tội Kiều Công Tiễn. Hoảng sợ trước lực lượng của Ngô Quyền. Kiều Công Tiễn đã sai sứ đem của cải sang đút lót cho vua nước Nam Hán để cầu cứu. Nam Hán nhân đó cho quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền lập tức giết chết Kiều Công Tiễn, chặt đứt chỗ dựa nguy hiểm của quân xâm lăng, đồng thời, đánh trận quyết chiến chiến lược với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (cũng vào tháng 12 năm 938), quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi.

Mùa xuân năm Kỉ Hợi (939), Ngô Quyền xưng vương, lập triều nghi, đặt phẩm phục, dựng nền độc lập và tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa. Về việc làm sau chiến thắng của Ngô Quyền, sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét:

“Tiền Ngô Vương nổi lên, không chỉ có công thắng trận mà còn đặt trăm quan, chế định triều nghi và phẩm phục, có thể nói là có tầm vóc của đấng Đế Vương.”[4]

Năm Giáp Thìn (944), Ngô Quyền mất, hưởng thọ 46 tuổi.

Không rõ Ngô Quyền có tất cả bao nhiêu người con, nhưng có hai người con trai được sử sách chép tới. Một là Ngô Xương Văn do bà Dương Thị Như Ngọc (con gái của Dương Đình Nghệ) sinh hạ, chưa rõ là vào năm nào. Năm 951, Ngô Xương Văn lên nối ngôi (trước đó, từ năm 944 đến năm 950, ngôi vua bị em vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha chiếm đoạt), xưng là Nam Tấn Vương. Năm 965, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn chết khi đi đánh dẹp ở vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay. Người con trai thứ hai của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Ngập là anh của Ngô Xương Văn, nhưng khi Dương Tam Kha chiếm ngôi, Ngô Xương Ngập phải chạy đi lánh nạn, vì thế, phải đến cuối năm 951, Ngô Xương Ngập mới được em đón về. Cả hai anh em cùng làm vua, sử gọi đó là thời Hậu Ngô Vương. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương, nhưng chỉ ở ngôi được ba năm thì mất (vào năm 954) vì bị bệnh.

Các con của Ngô Quyền đều không phải là những người có tài cầm quân và trị nước, vì thế, loạn lạc đã liên tiếp xẩy ra ngay khi họ đang ở ngôi. Sau khi Thiên Sách Vương rồi Nam Tấn Vương lần lượt qua đời, đất nước lâm vào một thời kì hỗn chiến ác liệt giữa các thế lực cát cứ, sử gọi đó là thời Loạn mười hai sứ quân. Năm Đinh Mão (967), Đinh Bộ Lĩnh mới dẹp được cuộc hỗn chiến tương tàn này.

2. Trận Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938)

Vài nét về Nam Hán

Kẻ bị Ngô Quyền đánh cho đại bại là quân Nam Hán, vậy, Nam Hán là ai? Mưu đồ cụ thể của quân Nam Hán đối với nước ta lúc bấy giờ như thế nào?

Chính sử của Trung Quốc cho hay, năm Đinh Mão (907), nhà Lương sụp đổ, Trung Quốc lâm vào một thời kì loạn lạc, sử gọi là thời Ngũ Đại Thập Quốc (nghĩa là năm đời mười nước). Ngũ Đại gồm: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Còn Thập Quốc thì gồm có:

Nước Ngô do Dương Hành Mật lập nên ở vùng An Huy của Trung Quốc ngày nay.

Tiền Thục do Vương Kiến lập nên ở vùng Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x