Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Cuộc Đời Của Mahatma Gandhi của tác giả Lê Bích Sơn mời bạn thưởng thức.

Tại Johannesgurg, Mohandas K. Gandhi nộp đơn xin toà án tối cao mở một văn phòng luật sư, điều đó được chấp thuận. Văn phòng luật sư của Mohandas K. Gandhi được ra đời tại Johannesgurg. Vào năm 1904, Madanjit tìm đến Mohandas K. Gandhi bàn về những dự kiến cho ra đời tờ tuần báo “Indian Opinion” (Quan điểm người Ấn). Mohandas K. Gandhi đồng ý và xúc tiến mọi thủ tục. Tờ tuần báo “Indian Opinion” song ngữ: Gujarati và Anh ngữ nhanh chóng đến với bạn đọc, chủ bút là Mansukhlal Naaza, Mohandas K. Gandhi giữ vai trò trị sự, xuất bản và phụ trách cột xã luận (editorial column). Tờ “Indian Opinion” được độc giả và công chúng ủng hộ nhiệt liệt, vì ở đó người ta thấy được bức tranh sống động, chân thực của những người Tây âu bóc lột các nước thuộc địa, tiếng nói và những khó khăn của nhân dân thuộc địa được công khai trên mặt báo, đặc biệt là những tâm tư, nguyện vọng của những người Ấn lưu vong trên xứ sở Nam Phi trong cảnh “nước mất nhà tan”…. Cùng năm đó, Mohandas K. Gandhi gặp gỡ H.S.L.Polar, trợ lý tổng biên tập của tờ “The Critic” (bình phẩm, phê bình), và cả hai người cùng nhận ra nhau họ có chung một hướng đi…

Với những trợ giúp của H.S.L.Polar, tuần báo “Indian Opinion” thực sự trở thành diễn đàn, thành cuốn “cẩm nang” cho công chúng, những đóng góp của “Indian Opinion” không những dừng lại ở lĩnh vực chính trị mà con mang trong nó nhiều sắc thái khác nhau (ví dụ: mục đồng án đã làm người dân có cái nhìn mới về thữa ruộng mình đang có”… Tờ “Indian Opinion” dời trụ sở về Phoenix gần Durban, tại đây “Indian Opinion” thực sự trở thành một cơ sở độc lập, với đầy đủ các trang thiết bị cho một cơ sở báo chí thời đó. Điều tất nhiên là Mohandas K. Gandhi phải “gồng mình” với cả hai vai trò cùng một lúc: nhà báo và luật sư. Ông quyết định đưa gia đình sang Nam Phi lần nữa… Chính vì những công việc căng thẳng của Mohandas K. Gandhi, bà Kasturbai đã âm thầm chứng kiến cảnh chồng bà mỗi ngày dùng một nhiều trà và cà phê, trong khi đó “thức ăn” chính của Mohandas K. Gandhi chỉ toàn là nước lã…

Tháng 8 năm 1906, chính quyền Transvaal ra thông báo: Tất cả những người Ấn Độ tại Transvaal phải đến khai báo các chi tiết cá nhân, sau đó chính quyền sẽ cấp một giấy chứng nhận, tờ chứng nhận này phải được mang theo người mọi lúc mọi nơi, phải xuất trình khi các nhân viên chính quyền tra hỏi. Nếu không có giấy chứng nhận đó, người Ấn sẽ bị bỏ tù hoặc trục xuất. Cảnh sát có quyền đến nhà kiểm tra bất kỳ khi nào “cảm thấy cần”… Đứng trước thông báo này, Mohandas K. Gandhi cho đó là một điều sỉ nhục, một sự kỳ thị chủng tộc dã man, Ông kêu gọi mọi người Ấn Độ lưu vong chống lại thông báo đó. Và sau đó mọi người nhìn thấy Mohandas K. Gandhi “nghỉ mát” trong một nhà tù ở Transvaal, vì lý do không có “giấy hộ thân”. Sau đó Mohandas K. Gandhi được gởi đến Pretoria gặp tướng Smuts. Ông Tướng này tỏ thái độ mềm mỏng hơn với lời giải thích: “Không phải tôi không thích người Ấn Độ, tôi chỉ muốn người Ấn sống và tuân theo pháp luật”, rồi ra lệnh thả Mohandas K. Gandhi. Ra tù, Gandhi cổ vũ một số người Ấn đến gặp các quan chức địa phương để giải thích và đưa lên những kiến nghị. Một hôm, trên đường đến công sở, Mir Alam dùng gậy bất ngờ đánh mạnh liên tiếp vào Gandhi cho đến khi bất tỉnh, rồi lôi thân thể Gandhi đặt vào nhà một người Anh rất thân với Gandhi… Thời gian này người ta ghi nhận rằng Mohandas K. Gandhi vào nhà giam Transvaal “ngồi bóc lịch” đến ba lần. Lần thứ ba sau khi ra khỏi nhà giam, Mohandas K. Gandhi đã tổ chức cuộc mít-tinh và gởi kháng thư đến chính quyền Anh, thư được hồi âm, Seth Haji Habid va Mohandas K. Gandhi được mời sang Luân Đôn để trình bày những nguyện vọng và phàn nàn của cộng đồng người Ấn tại Nam Phi. Kết quả lại thất bại…

Tháng 10 năm 1913, Mohandas K. Gandhi lãnh đạo hơn 6000 công nhân người Ấn đình công chống lại sự bóc lột và thuế quan của chính quyền Transvaal tại vùng mỏ Natal. Mohandas K. Gandhi và vô số công nhân bị bắt và bỏ tù cho vụ này. Lại một lần nữa các quan chức cấp dưới lại cầu xin sự chiếu xét của tướng Smuts. Sự việc được chuyển đến tướng Smuts vào tháng 12 năm 1913. Tuy nhiên trước đó, các nhân viên người Tây Âu ngành đường sắt cũng đứng dậy biểu tình, đình công liên tục. Các vụ việc này làm các cấp chính quyền “rối óc”, vụ việc Mohandas K. Gandhi cũng được chính quyền “cho qua”… Mohandas K. Gandhi quyết định cùng gia đình trở về Ấn Độ sau hai mươi mốt (21) năm đóng góp sức mình cho lợi ích cộng đồng người Ấn tại Nam Phi.

Trong khi chuẩn bị hành lý thì Gandhi nhận được bức điện tín của Gokhale gởi từ Luân Đôn, Gokhale nói rằng ông muốn gặp Gandhi tại Luân Đôn trước khi trở về Ấn Độ. Ngày 18 tháng 7 năm 1914, Mohandas K. Gandhi cùng bà Kasturbai lên đường sang Anh Quốc. Hai ngày trước khi Gandhi đến Luân Đôn, ngày 4 tháng 8 năm 1914 chiến tranh thế giới bùng nổ. Khi đến Luân Đôn, Gandhi nghe tin Gokhale đã sang Paris vì lý do sức khoẻ, thông tin liên lạc giữa Luân Đôn – Paris lại bị cắt đứt vì lý do chiến tranh. Gandhi thất vọng vì ước nguyện đơn giản gặp gỡ Gokhale vẫn chưa thực hiện được, Ông ngồi ở Luân Đôn đợi Gokhale. Trong lúc nhàn rỗi, Mohandas K. Gandhi tập họp những sinh viên Ấn đang lưu học tại Luân Đôn thảo luận về phương pháp đấu tranh giành độc lập Ấn Độ. Một trong những ý kiến khiến Gandhi hết sức lưu tâm là: “Cuộc chiến này có thể là một vận hội mới cho nền độc lập Ấn Độ”… Vài hôm sau ông Gokhale cũng về đến Luân Đôn, Mohandas K. Gandhi đã đến thăm hỏi và thảo luận với Gokhale về vấn đề độc lập Ấn Độ…

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x