Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Buổi Học Cuối Cùng của tác giả Như Phong

Nhờ có lũ học trò “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, cắp sách đến trường nếu không phải để bôi nhoèn mực vào tay và quần áo thì cũng đấm đánh nhau chí chóe;

Nhờ có lũ trẻ con ấy, ông đồ cũng sống được một cách thư thả và suốt ngày làm cái phận sự của một nhà nho là nằm dài trên phản để đọc thơ đọc phú. Đôi lúc thích chí, ông lấy mấy đầu ngón tay móng để dài vút gõ xuống giường và ngâm thơ vang nhà…

Được hai năm.

Một ngày kia, người ta khánh thành nhà học trong làng. Một tòa nhà sừng sững trên một cái nền cao ráo, màu ngói mới đỏ rực và màu tường vôi trắng xóa nổi bật lên trên nền men chàm lộng lẫy của da trời.

Những nhà có trẻ đều được chức dịch trong làng đến tận nhà khuyên nên cho con đi học.

Thế rồi số học trò của ông đồ cứ mỗi ngày một sụt xuống. Đứa nào cũng nói là xin nghỉ ở nhà; rồi chỉ độ hôm sau, ông đồ đã thấy chúng ung dung cắp sách đến trường làng học. Tội nghiệp!

Ông đồ vẫn làm ra vẻ thản nhiên, không lo lắng. Nhưng mỗi ngày ông một đổi khác. Người ta ít thấy ông ngâm thơ nữa. Lưng ông còng thêm xuống; trông ông như già lên mấy tuổi nữa.

Số học trò của ông đồ dần dần chỉ còn có ba: tôi, anh tôi và thằng , cháu ông.

Ngày ấy, tôi hãy còn nhỏ. Vậy mà khi cắp sách bước qua cái ngưỡng cửa tối om của nhà ông đồ, cảm thấy cái nghèo túng cơ cực của ông một cách rõ rệt, tôi cảm thấy trong lòng tự nhiên chua xót, rây rứt mãi không thôi.

Có một bận, đến học hơi sớm hơn lệ thường, chúng tôi gặp ông đồ, mặc cái áo cánh rách bẩn, đương ngồi nhặt rau ở ngoài thềm để cho thằng cắm cúi nhóm bếp thổi cơm.

Thấy chúng tôi vào, ông đồ mỉm cười một cách ngượng nghịu rồi buông rổ rau đứng dậy; trông ông có vẻ bối rối của một đứa trẻ đang chơi nghịch mà gặp người lớn. Không hiểu thấy như vậy, anh tôi nghĩ sao chứ đối với tôi cảnh ấy như mở một cái cửa sổ con trên cái cuộc đời nghèo túng, vất vả, cay đắng của ông nhà nho lỡ thời.

Mọi ngày thường, tôi không bao giờ dám nhìn tận mặt ông đồ, không hiểu sao hôm ấy tôi lại tò mò ngắm ông đồ như muốn in sâu trong óc hình ảnh ông cùng cái khung tiều tụy của đời ông.

Ông đồ năm ấy đã già lắm. Mái tóc và chòm râu thưa của ông đã lơ phơ bạc. Người ông bé nhỏ và gầy yếu; đôi vai mỏng mảnh, trơ xương, nhô lên sau lần áo rộng lùng thùng. Mặt ông dăn deo như một quả táo tàu.

Mồm ông móm và thụt sâu vào như có ai lấy tay ấn xuống; khi ông nói thì giọng ông hơi phều phào, khó nghe một chút. Đôi mắt ông toét nhoèn và đầy rử nên thường thường ông vẫn có một cái khăn tay đỏ vắt ngang vai để thỉnh thoảng chùi mắt.

Hình ảnh ông như bao giờ cũng ở trước mắt tôi.

… Một hôm thày tôi gọi chúng tôi ra dặn:

– Thôi ngày mai chúng mày sang xin phép thầy đồ nghỉ ở nhà nhé!

Nghỉ ở nhà? Để ông đồ trơ vơ lại trong khi ông chỉ còn nương tựa vào hai cái hy vọng cuối cùng là chúng tôi? Tôi thấy ái ngại không nỡ làm sự tàn nhẫn ấy!

Tôi hỏi thày tôi:

– Thế thưa thày nghỉ để làm gì ạ?

– Tao định xin cho hai anh em chúng mày vào trường làng để kiếm lấy dăm ba chữ tây chứ cái chữ nho bây giờ không sống được, các con ạ!

Tôi đánh bạo:

– Nhưng thưa thầy con không thích học chữ tây, con chỉ muốn học ông đồ.

– Im đi! Trẻ con biết gì nào – Thày tôi quát.

Thế là, sáng sớm hôm sau… buổi học cuối cùng của chúng tôi!

… Chúng tôi đến nhà ông đồ muộn hơn ngày thường. Đến cửa, chúng tôi còn thập thò mãi không chịu vào. Sau khi đùn nhau đi trước mãi, tôi với anh tôi mới khe khẽ bước qua cổng và len lén vào như hai đứa ăn trộm.

Ông đồ ngồi đợi chúng tôi trên phản.

– Sao hôm nay đến chậm thế?

Ông đồ hỏi bằng cái giọng làm ra nghiêm khắc nhưng vẫn hiền từ. Vừa hỏi, ông vừa hạ thấp cặp kính trắng xuống gần giữa sống mũi và ngước mắt nhìn chúng tôi.

Chúng tôi ngồi vào cái yên dài để cạnh phản và giở sách ra. Như lệ thường, ông bắt chúng tôi đọc bài rồi mới đưa cái bản mẫu phỏng cho chúng tôi tập viết.

Chưa đến lượt tôi, tôi khoanh tay ngồi nghe anh tôi đọc bài, giọng đọc y như nhai chữ, vang trong gian nhà trống trải, hôm ấy đối với tôi như có một cái gì thống thiết, não ruột lạ thường!

Tôi hết nhìn ông đồ lại nhìn những cột nhà đã mọt ruỗng, như kẽ hở ở đầu nhà có ánh sáng lọt vào… Tôi âm thầm nghĩ rằng, chỉ bắt đầu từ mai, tôi không được nhìn những cái ấy nữa!

– Tý, đọc bài. Làm gì mà ngẩn người ra thế?

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x