Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Ký Ức Tuổi Thơ Máu Lửa của tác giả Lamson 1981 mời bạn thưởng thức.

Phần 2. Ở NƠI SƠ TÁN

Một buổi sáng sớm thấy có nhiều trực thăng bay lượn trên bầu trời, rồi lính Mĩ từ trên đồi đi xuống khá đông, toả đến từng nhà. Hai tên đến trước nhà tôi mặt mày bặm trợn. Một tên trăm một tràng gì đó. Mẹ tôi thì đáp lại cũng vẫn điệp từ:

– No biết, no biết! má mi xanh, bé mi xanh.

Mẹ đưa tay chỉ vào mình và chỉ vào chị em tôi ý nói là nhà chỉ có đàn bà và trẻ con.

Tên Mĩ khoát tay chỉ ra đường và nói:

– Go, go!

– Ủa! chúng bảo mình đi đâu thế kia nhỉ?

Chưa hiểu chuyện gì thì tên Mĩ kia lấy trong túi ra chiếc máy lửa Zippo quẹt lên chìa vào mái tranh.

– Trời ơi, chúng đốt nhà!

Mẹ tôi lao vào quăng túi xách, chăn màn, quần áo ra ngoài. Ngọn lửa trùm lên mà mẹ vẫn còn trong ấy. Chị em tôi gào lên:

– Mẹ ơi! Chạy ra nhanh, chết bây giờ!

Mẹ tôi ráng quơ thêm được một chiếc chiếu rồi lao ra, thở hổn hển, trên người dính đầy tàn tro. Ngọn lửa bùng lên dữ dội, tiếng tranh tre cháy nổ nghe lốp đốp. không gian nhìn qua ngọn lửa thấy giật giật, chao đảo . Một căn nhà toàn tre và tranh rạ khi cháy thì chẳng có gì chữa nổi. Nhìn sang tứ phía nhà ai cũng bị đốt, khói lửa ngập trời, tiếng kêu la dậy đất. Ai ai cũng đưa mắt tìm Thông ngôn Hoa mà chẳng thấy ông ta đâu. Ông Hoa không thể cản được chuyện nầy nên đã ở trên đồi không dám xuống.

Hai tên Mĩ thì liên tục chỉ tay ra đường, miệng nói: Go, go!

– Thôi, chúng không cho mình ở đây nữa rồi.

Từ trên không trung hai chiếc Moranh bay rè rè quần đảo. Bổng nghe trên máy bay tiếng loa vọng xuống.

– Đồng bào chú ý! đồng bào chú ý! – Chính quyền Quốc gia đã nhiều lần khuyến cáo đồng bào không được ở những vùng mất an ninh. Hôm nay quân đội đồng minh sẽ tảo thanh. Đồng bào phải tản cư ngay trong ngày hôm nay, đến các vùng quốc gia sinh sống để bảo toàn tính mạng cho đồng bào …

– Đúng là giọng nói của ông Bộ trên máy bay rồi – Mẹ tôi nhìn lên trời và nói.

Tên Bộ là ấp trưởng thôn Thiệp Sơn của tôi. Từ ngày cách mạng vùng lên phá ấp chiến lược hắn đã bỏ chạy vào thị trấn Đức Phổ và chỉ dám về làng mỗi khi có lính Mĩ hoặc lính nguỵ đi càn.

Đợi cho hai tên Mĩ bỏ đi đến nhà khác, mẹ bảo chị em tôi cào tro than để tìm chỗ giấu vàng. Dùng cuốc, bồ cào và những khúc tre dài kéo, đẩy những thỏi than tre và tro tranh còn đỏ lòm ra bên ngoài, đất dưới nền nhà nóng rực. Cuối cùng cũng tìm và đào lên được cái tráp màu đỏ hình bánh xe, bên trong đựng mấy chỉ vàng mà mẹ dành dụm được trong nhiều năm qua.

Trên trời chiếc loa vẫn vang vang thúc giục mọi người di tản. Ông nội tôi chạy qua thúc giục chuẩn bị đồ đạc nhanh lên để đi. Chị tôi chui vào hầm lấy thêm được một cái mền,một chiếc chiếu và một cái đèn hột vịt, cộng với một số đồ dùng lấy được từ trong nhà và bắt đầu lên đường

– Tình cảnh nầy thì phải đi thôi, không thể ở đây được nữa – Mẹ tôi nói.

Tôi nhìn lại ngôi nhà một lần nữa, bây giờ chỉ là đống tro tàn đang còn âm ỉ khói, những cây chuối bị cháy đen gục xuống như khóc than cùng con người.

Ra đến đầu đường thì mọi người cũng ra đi rất đông, người thì xách túi xách, kẻ thì lừa bò. Có những người mẹ trên vai gánh một đôi thúng, một đầu thì chất đầy đồ đạc, đầu kia thì bỏ một đứa con nhỏ ngồi vào. Hai tay đứa trẻ nắm lấy hai dây mủng với đôi mắt tròn xoe ngơ ngác, mấy đứa lớn thì lon ton chạy theo sau, đứa thì ôm chiếc chiếu, đứa thì dắt bò. Trên trời, tên ấp trưởng Bộ vẫn oang oang đọc đi đọc lại thông báo di tản. Tôi thì trước đây cũng đã có lần mẹ đặt ngồi trong mủng gánh đi chạy giặc và cảnh gồng gánh đi tản cư cũng thấy nhiều lần sau đó. Nhưng lần này là xúc động nhất vì lần đầu tiên phải rời xa ngôi làng mình đã gắn bó bao nhiêu năm và mọi người ra đi mà chưa biết phải về đâu. Tôi quay lại nhìn ngôi làng mình lần cuối. Phía sau lửa khói vẫn bốc lên ngập trời, tiếng nổ đì đùng. Có lẽ lính Mĩ đang giật mìn những căn hầm và những ngôi nhà ngói không đốt được.

Viết đến đây làm tôi nhớ lại bài thơ “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm viết năm 1947.

……………………..

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp!

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô, nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn,

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngỏ thẳm, bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?

…………………….

Hơn hai mươi năm sau, làng tôi bấy giờ cũng thế, chỉ khác là hồi đó giặc Pháp, bây giờ là giặc Mĩ, nhưng chúng cũng tàn ác như nhau, và làng tôi cũng chẳng có tranh Đông Hồ với những cảnh “đám cưới chuột“, “đàn lợn âm dương” như vùng quê Kinh bắc của Hoàng Cầm, nhưng mọi người đang tan tác chẳng biết về đâu.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x