
Thiên Đăng – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Thiên Đăng của tác giả Cổ Long mời bạn đọc thưởng thức.
Hồi 2. Thiết Phiến xảo khách
Đại Tướng Quốc Tự ở Biện Lương vang danh không những vì quy mô đồ sộ của ngôi chùa mà còn do lịch sử hiển hách của nó.
Ngôi chùa này vào thời Đường có tên là Tướng Quốc Tự, đến thời Tống được Tống Thái Tổ ban hiệu là Đại Tướng Quốc Tự .
Tương truyền rằng mỗi lần sứ nước ngoài vào kinh đều có lệ, trước hết đến tham chầu Thiên Tử, sau vào tham bái Tướng Quốc Tự, vì thế qua các triều vẫn được coi làchốn rất tôn nghiêm.
Trước chùa dựng hai tấm bia đề lớn phía đông đề bốn chữ Trung Bang Phú Địa, phía tây đề Lương Uyển Hương Lâm.
Vào thời cực thịnh, chùa có tới hơi ba ngàn tăng nhân, đủ biết Đại Tướng Quốc Tự có quy mô to lớn biết dường nào.
Đại Tướng Quốc Tự được sánh với Thiên Kiều ở Bắc Đình, Khai Nguyên Tự ở Trường An và Phu Tử Miếu ở Kim Lăng về quy mô, danh tiếng và kiến trúc.
Bởi thế nơi đây đêm ngày đều nườm nượp khách vãng lai, từ đó cũng tụ hội về đây đủ hạng người làm đủ các nghề sinh sống, từ người buôn bán đến khách điếm, tửu lâu, từ hành khất đến gái lầu xanh, từ ca kỹ đến người kể chuyện rong mà vào giao đoạn này rất thịnh hành được gọi là thuyết thoại nhân.
Do đó mà quanh khu vực Đại Tướng Quốc Tự tiếng đàn ca xướng hát, tiếng ồn ào của thực khách vang lên thâu đêm suốt sáng.
Đây cũng là nơi tụ tập của đủ mọi hạng người, và không ít nhân vật võ lâm.
Bên tả Đại Tướng Quốc Tự có một dãy lều liên tiếp nhau.
Nơi đây khách vãng lai có thể dừng chân nghỉ ngơi đôi chút, hoặc nhấp vài ngụm trà, hoặc nghe xướng ca, hoặc nhâm nhi ly rượu, hoặc nghe kể chuyện…
Hầu như tất cả du khách đến Biện Lương đều chú ý đến ngôi lều đầu tiên trong dãy lều, bởi vì ở đó thường rất đông người tụ tập.
Những người mới đến lần đầu thì không kể, còn dân bổn địa hoặc viễn khách từng qua Khai Phong Thành vài lần gần như đều biết đó là gian lều của một vị thoại thuyết nhân nổi tiếng người họ Trương được mệnh danh là Thiết Phiến Xảo Khách .
Gọi là Thiết Phiến Xảo Khách vì tài hùng biện của vị thuyết thoại nhân họ Trương này.
Lời ông ta thao thao bất tuyệt, cho dù có nói Lưu Bang tái thế, Gia Cát hiện hình người ta không thể không tin.
Đương nhiên danh hiệu chỉ là nói đến chuyện nghề nghiệp làm ăn, khi kể chuyện cho thiên hạ nghe thì chuyện Tam Hoàng Ngũ Đế, Triệu Khuôn Dận, Trần Kiều binh biến đều thuộc vanh vách, dội vào tai thính giả như mây trôi nước chảy.
Thế nhưng đến khi mất hứng hoặc sinh hoạt thường ngày thì lại khác hẳn có khi suốt ngày trầm mặc không nói nửa câu.
Cho dù vậy những khách nhân đã tới đây có thể không ăn, không uống, không ngủ nhưng không thể không nghe Thiết Phiến Xảo Khách kể chuyện cho đến đầu đến cuối.
Tuy nói rằng đây là thời gian thịnh hành của thuyết thoại nhân nhưng nếu không có bản lĩnh thực sự, không đủ học vấn, không đủ kinh nghiệm và kiến thức sinh hoạt thường ngày, nhất là thiếu tài hùng biện cũng khó mà kiếm sống vì khách nhân sẽ tìm đến nghe những người kể chuyện cuốn hút hơn.
Bởi vậy thuyết thoại nhân tài ba phải biết đủ chuyện, trước Tam Hoàng sau Ngụ
Đế, chuyện bí mật hoặc công khai, chuyện giang hồ võ lâm hoặc chuyện đời thường, kiến thức phải thật sự uyên bác.
Thiết Phiến Xảo Khách xứng đáng là người thông kim bát cổ như thế, cho nên người ở Khai Phong Thành đều muốn đến gian lều chờ nghe kể chuyện.
Tuy vậy ngoài tài ba của thuyết thoại nhân, còn một nguyên nhân khác khiến thính giả đông hơn đó là ngoài vị Trương tiên sinh, trong lều còn có một vị cô nương chuyên việc bưng trà rót nước kiêm luôn thu tiền thưởng của khách.
Cô nương rất đẹp với đôi mắt đen láy, đôi má mịn màng và cặp môi đào hồng thắm với nụ cười vô cùng quyến rũ thường xuyên nở trên môi là một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho căn lều thêm đông khách.
Bởi không ít khách nhân đến nhìn hơn là nghe.
Hiển nhiên vị cô nương diễm lệ kia cũng biết vai trò của mình. Nhưng khách nhân những ai chỉ thích nhìn cũng không thể vượt khỏi giới hạn chiêm ngưỡng mà không dám có hành động nào thái quá.
Trong gian lều của Thiết Phiến Xảo Khách bài trí rất đơn giản. Ngoài mấy dãy trường kỷ dành cho khách nhân, chủ nhân chỉ dành cho mình một chiếc bàn vuông nho nhỏ và một chiếc ghế, trên bàn còn có một bình trà cổ và một chén trà ngoài ra còn có thêm một miếng gỗ hình chữ nhật dài hai thước, rộng chừng ba bốn tấc đen nhánh và nhãn bóng, giống như vật mà người ta dùng để gõ xuống bàn lấy trật tự ở chốn quan trường.
Hôm ấy vào độ giờ thìn, ngồi sau bàn là một hán tử tuổi chừng trên dưới bốn mươi, trang phục theo kiểu người trong giang hồ, trường bào màu tím, ngực hơi phanh ra một chút, chân mang giày bố đế mỏng, trên ngón tay vô danh ở bàn tay trái có đeo một chiếc nhẫn màu đen bóng.
Diện mạo hán tử khá tuấn mỹ, phương thái đàng hoàng tiêu bửu. Tuy đã gần năm mươi tuổi nhưng bộ mặt nhãn nhụi không có sợi râu nào, cũng không một nếp nhăn, đôi nhãn châu sáng quắc, xem ra giống một danh gia quý phái hơn là lãng khách giang hồ.
Sau hán tử là một cô nương chừng mười tám mười chín tuổi, thần thái yểu điệu thanh thoát, tuy môi hé cười quyến rũ nhưng vẫn kín đáo đúng mực, chứng tỏ con nhà gia giáo..
Trên hàng ghế khán giả có gần trăm khách nhân đang ngồi im phắc chờ nghe chuyện.
Hán tử tra mồi thuốc vào tẩu thuốc rít một hơi thuốc, sau đó nhấp một ngụm trà.
Bấy giờ chính là lúc bận rộn nhất của vị cô nương .
Cô ta bưng một ấm trà lớn xuyên qua các hàng khách nhân rót đầy vào chén, động tác rất khéo léo không đổ một giọt, các hàng ghế tuy chật nhưng không vướng phải y phục của người nào.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.