Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Tao Loạn của tác giả Hồ Linh mời bạn đọc thưởng thức.

Anh Vũ quán

Từ cửa Tướng Phủ phía Ðông kinh thành Thăng Long, đi ngợc về hướng Ðông Bắc chừng ba dậm, khách bộ hành sẽ tới bến đò Anh Vũ trên cửa sông Tô Lịch, nơi con sông này tiếp giáp sông Nhị.

Ðây cũng là giang cảng duy nhất mà các thương thuyền ở khắp nơi chở hàng hóa và hành khách về kinh đô. Vì thế mà bến Anh Vũ đã từ lâu trở thành một nơi rất sầm uất.

Khách thương hồ sau một chuyến đi dài đã lấy đây làm nơi nghỉ ngơi, chè chén trước khi bốc rỡ hàng hóa và chuyển vào kinh thành. Dọc bờ sông Tô Lịch, một dãy phố phần lớn là lữ quán và tửu quán đã là nơi hò hẹn của khách thập phương. Việc làm ăn buôn bán ở đây rất náo nhiệt, nhất là về đêm.

Anh Vũ quán là quán ăn nổi tiếng nhất ở đây. Khách giang hồ thường truyền tụng là ai có dịp về thăm kinh thành Thăng Long mà chưa hưởng một đêm ở Anh Vũ quán thì coi như người đó chưa tới kinh đô. Vị chủ nhân đầu tiên của Anh Vũ là một Hỏa đầu quân trong cung, khi về hưu, đã mở quán này, nên các món ăn ở đây có hương vị đặc biệt và ngon không kém các món sơn hào hải vị trong cung.

Cứ mỗi đêm, vào đầu canh hai, tất cả mọi thực khách lại được mời dự một buổi trình diễn vũ khúc và ca hát do một ban vũ công và nhạc công điêu luyện dưới quyền điều khiển của một vũ nữ lớn tuổi, một thời đã được ngưỡng mộ trong cung. Món ăn ngon không đâu bằng, giải trí lại đặc biệt, tiếp đón hết sức ân cần lịch sự, cho nên Anh Vũ quán nổi tiếng như cồn và làm ăn rất phát đạt.

Từ khi vua nhà Hồ rời kinh đô về Tây Ðô, khách thương hồ qua lại cố đô cũng giảm đi nhiều. Tuy nhiên, vì chủ nhân đời thứ hai của Anh Vũ quán là một trang hào phóng, tuấn tú, nối nghiệp cha sau ngày thân phụ chàng qua đời vì đau buồn trước cảnh thoán đoạt của Hồ Quý Ly, sự giao thiệp rất rộng rãi nên thay vào số khách phú thương ngày một giảm sút thì lại có một lớp người mới thường lui tới Anh Vũ quán.

Họ là những trang thanh niên trí thức trong thành. Lê thiếu chủ, chủ nhân Anh Vũ quán, đã tiếp đãi họ như những thân hữu. Thay vào những màn vũ, những buổi ca hát trước kia chỉ thích hợp cho các phú thương hay các vị quan lại xuôi kinh, nay được sửa đổi thành những buổi bình văn, ngâm vịnh của lớp thanh niên .

Tiền bạc đã không thành vấn đề đối với chủ nhân, trái lại đã từ lâu quán trở thành một nơi tiếp đón những kẻ lỡ bước đường đời. Dưới ảnh hưởng của chủ nhân, các khách tới đây không biết từ lúc nào đã trở thành thân cận như anh em kết nghĩa với những chí hướng cao cả của những trang thanh niên có ý thức trách nhiệm trước thức quốc cảnh gia vong

Ðã từ nửa tháng nay, sau khi quân Minh chiếm đoạt Thăng Long, thì Anh Vũ quán đã đột nhiên đóng cửa.

Khách qua đường nhìn lên khung cửa đóng im ỉm của tòa nhà hai tầng lầu mà không hề hay biết những sự gì đã xảy ra bên trong cũng như số phận của chủ nhân.

Cạnh Anh Vũ quán , một khu vườn sau là nhà riêng của Lê Thiếu chủ. Lúc đó, bốn người thanh niên đang ngồi chờ đợi trong một căn gác nhỏ ở phía sau nhà.

Trời đã khuya. Từ khung cửa sổ sau, ta có thể nhìn xuống bao quát cửa sông Tô Lịch.

Giờ này, những ánh đèn cuối cùng của những thương thuyền cắm sào bên sông đã tắt từ lâu.

Ở chiếc bàn nhỏ kê giữa nhà, Trần Thanh, chàng thanh niên có dáng dấp nho sinh, mình vận áo the chùng, đầu quấn khăn nhiễu nâu, đang nhỏ to bàn truyện chiến sự với Lý Bảo, một thanh niên mới thi đậu cử nhân dưới đời Hồ Hán Thương. Nhà chàng ở huyện Thọ Xương, phía Nam Kinh Thành.

Chàng là bạn thân của Lê chủ nhân từ nhiều năm qua. Hai người đang lấy ngón tay chấm vào ly nước vẽ những đường tiến thoái của quân hai bên, quân nhà Hồ và quân Minh .

Nhìn qua những đường vẽ trên bàn, Lý šý Bảo lo lắng sẻ hỏi

– Anh thấy bên ta còn chút hy vọng gì không ?

Trần Thanh lắc đầu :

– Nếu như trước khi thành Ða Mang thất thủ mà toàn dân ta cùng dốc lòng đoàn kết đánh giặc thì tình thế có lẽ đã đổi khác. Nhưng tiếc thay, họ Hồ đã làm mất chính nghĩa, nhân tâm ly tán, trước chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” của giặc đã khiến cho rất nhiều người nhẹ dạ theo giặc, hay ít nhất bất động khi thấy quân giặc tràn tới , hoặc bất hợp tác với đương triều để chống giặc.

Ngẫm nghĩ một lát, chàng nhẹ thở dài tiếp :

– Phần chúng ta thì thật là mâu thuẫn : chúng ta là nhóm người quyết diệt trừ kẻ gian thần phản nghịch, lại cũng đã biết rõ mưu đồ đen tối của giặc Minh xâm lăng. Chúng ta ý thức được rằng, chúng ta không thể nào nhận kẻ thù của kẻ thù chúng ta là bạn được. Nhưng trước cảnh diệt vong của Dân Tộc không làm được gì để cứu nguy giang sơn thì đó cũng là có tội đối với Ðất Nước.

Trong khi hai chàng nho sĩ đang bàn luận thế sự, thì ở bàn bên Lê Ban đang biểu diển võ công. Chàng xuống đinh tấn, ngưng tụ chân khí vào chưởng mặt, đẩy nhẹ. Một luồng chưởng phong phát nhanh khiến chiếc bình sành ở góc nhà vỡ tan.

Lê Ban hơi quay lại phía bạn, Vũ Thắng, một anh chàng nhỏ bé đang lim dim cặp mắt quan sát, nói :

– Tôi mới theo Thiếu Lâm chưa đầy sáu năm, uy thế của phái võ này không thể phủ nhận được. Vừa rồi là Kim Cương chưởng, một tuyệt kỹ nổi tiếng của phái này. Thầy tôi trụ trì ở chùa Long Ðọi tỉnh Hà Nam, nếu anh em nào muốn thọ giáo, tôi có thể tiến cử với người.

Vũ Thắng lấy lại thế ngồi ngay ngắn thong thả nói :

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x