
Bên Trời Tưởng Nhớ – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Bên Trời Tưởng Nhớ của tác giả Đỗ Bình mời bạn thưởng thức.
Tôi yêu thơ nên rất trân trọng nó, và ở đây tôi chỉ muốn lắng nghe lòng mình hòa nhịp cùng tiếng thở dài của hồn thơ tác giả mà không chú ý đến hình thức, cấu trức thơ. Tôi thích những dòng cảm xúc ấy nó xuất ra từ đáy lòng thành một hứ ngôn ngữ riêng, thật thà không bóng bảy chải chuốt nhưng đượm thắm tình người. Tôi vẫn ví hồn thơ như giọt sương mai, dù mong manh, đơn sơ, nhưng vẫn long lanh trong nắng hồng, tỏa ra muôn sắc, rồi chỉ trong khoảng khắc giọt sương mai ấy sẽ vỡ tan và mang theo muôn sắc rực rỡ của mặt trời về một cõi mơ nào đó.
Nhìn những nét thời gian hằn trên khuôn mặt Xuân lôi và Minh Tâm như những vết nứt của mùa hạn hán, đây là nếp gấp thế kỷ. Qua những hốc mắt sâu của họ tôi đã thấy những tia yéi đuối nhưng ánh vẫn thiết tha. Một ý nghĩ chợt lóe, tôi đã cảm được nỗi niềm và đặt tên ngay cho thi tập «Hạc Vàng Trong Nắng Chiều».Tôi đã mượn một chút Đường thi trong Hoàng Hạc Lâu của danh sĩ Thôi Hộ đời Đường bên Trung Hoa mà thi sĩ Tản Đà đã chuyển dịch một cách tài tình :
« Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.»
Thôi Hiệu
« Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho vừa lòng ai. »
Tản Đà
Trong những vần thơ của Xuân Lôi hay Minh Tâm chẳng có chút gì Đường Thi, nhưng tôi lại mượn hương của người xưa đem lắp ghép vào đây, thế có ổn không? Tôi thiển nghĩ:
“Hai vị thi nhân tuổi hạc nhưng vẫn đắm say với nghệ thuật, thi phú. Tâm hồn của họ bay bổng theo lời ca tiếng nhạc, tiêu dao trong cõi thơ phiêu bồng nên đáng trân qúy.”
Ở đây chữ “vàng ” được mang ý nghĩa đó và được ghép chung với chữ “ hạc”chữ “nắng chiều ”. Hình ảnh nắng chiều là cái nắng sắp tàn sau một ngày, ở đây nó còn ẩn chứa cái xót lại của tuổi đời, nhất là đối với những tâm hồn dễ cảm xúc như những nghệ sĩ lúc tuổi xế chiều đã từng trải qua bao đắng cay ngọt bùivề những trăn trở của kiếp người., và than phận tha hương. Nắng chiều ở đây còn có chút gì phảng phất màu nắng quê nhà. Mang nó vào trong thi ca như muốn tìm lại chút ấm, sưởi lòng người lữ thứ khi nhớ về cố quốc.
Nói đến Xuân Lôi tôi muốn nói đến con ngưòi nhạc sĩ của ông, nhưng viết về ông qua tài năng và thân thế đã có nhiều người viết; mà trong số ấy hai người bạn của tôi là giáo sưTs Lê Mộng Nguyên và nhạc sư Trần Quang Hải đã viết rất kỹ. Riêng tôi chỉ xin ghi những cảm nhận về con người và vài nét sinh hoạt của nhạc sĩ Xuân lôi thời gian ông ở hải ngoại.
Tôi biết nhạc sĩ Xuân lôi trước năm 75 ở Sài Gòn, có cơ hội gặp nhưng không quen vì cách biẹt tuổi tác. Nhưng những nhạc phẩm của ông, và của nhạc sĩ Xuân Tiên người em trai kế ông lại rất than quen với tôi. Lần đầu tiên tôi nghe nhạc ông vào đầu thập niên 60: “ Tiếng Hát Quê Hương”, và “ Bài Hát Của Người Tự Do”. Hai bản nhạc này đều được giải thưởng Quốc gia. Riêng bài Tiếng Hát Quê Hương:
“ Có cô gái miền quê hát bài ca
Giữa hoa lá xanh tươi bên làn gió.
Thôn xóm nhà, khi nắng tà..”
(Tiếng Hát quê Hương )
Vì bài hát được giải thưởng nên thịnh hành, hơn nữa lại được phổ biến trên các đài phát thanh hát hàng ngày do đó có rất nhiều người biết và thuộc. Trẻ em thời đó cải biến lời thành một bản đồng dao để hát rong ở ngoài đường, lời ca bị cải biến ảnh hưởng những tình tiết trong những truyện kiếm hiệp trung Hoa lúc đó đang ồ ạt như cơn sóng tràn ngập vào các thành phố lớn miền Nam. Bài hát bị sử lời ca:
“Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua
Lắc một cái ra ba con gà mái.,
Thua thấy mồ, thua thấy mồ!…”
Nhưng không riêng gì nhạc của Xuân Lôi bị biến thành bài đồng dao mà còn nhiều nhạc phẩm khác trong đó có những bản thuộc giai điệu nhẹ, trữ tình cũng bị cải biến. Có lẽ dân tộc ta triền miên trong chiến tranh, đã trải qua quá nhiều đau thương nên âm nhạc thiếu tính hài hước vui nhộn nên trẻ em đổi chút ca từ để tạo nụ cười thoái mái, làm phong phú nhạc dân gian? Mãi đến khi cuộc chiến bắt đầu nặng độ vào khoảng thập niên65- 66 bài Tiếng Hát Quê Hương mới lui vào quên lãng nhường chỗ cho dòng nhạc mới được gọi là thời trang để diễn tả tình quê hương trong cơn ly loạn, tình yêu lứa đôi nhằm ca ngợi lớp trai thế hệ lên đường ra trận để lại hậu phương những mối tình dang dở lúc bấy giờ.
Nhưng nói đến dòng nhạc của Xuân Lôi, bản nhạc làm tôi xúc động nhất đó là bài Nhạt Nắng cung rê thứ nhịp 4/4, hành âm rất chậm, diễn tả điệu buồn ray rứt. Ông viết chung với nhạc sĩ Y Vân vào 02 05 1955. Bản nhạc được nhiều ca sĩ trình bày trước năm 1975 ở miền nam và sau này ở hải ngoại, nhưng có lẽ chỉ có nữ ca sĩ Thanh Thúy trình bày trước năm 75được sự phối khí tài tình đã diễn tả hồn của bản nhạc mà giũ được bản hể ngũ cung Việt Nam. Giọng ca liêu trai đã đưa người nghe vào một cõi buồn man mác, lâng lâng chan chứa tình quê, nỗi nhớ nhà.. Ca từ chân phương, đượm chất thơ, mang nhiều hình ảnh đẹp tạo nên một bức tranh quê sống động.
“ Tôi thương miền quê
nhớ hoàng hôn trên đất xưa,
nghe tiếng tiêu mơ màng chiều hè.
Tôi yêu người xưa, áo nâu hương duyên thật thà
Đời mặn nồng hồng lên đôi má.
Nhưng thôi giờ đây, nắng tàn phai trên khóm tre.
Bao áng mây bên trời mịt mờ.
Thương ai nhạt môi, mắt sâu lắng như đêm dài.
Đời cần lao khoác trên mình trai.
Hoàng hôn phai nắng,
Chân trời xa vắng.
Còn đâu tiếng tiêu buông!
Chiều tà mênh mang, thoáng bên đồi nương
Có tiếng ai thở than.
Tôi thương làng xưa mái nghèo không manh liếp che,
Tia nắng phai mau ngoài đầu hè.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.