Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Nhìn Lại Cuộc Khởi Nghĩa Láng Linh – Bảy Thưa của tác giả Bùi Thụy Đào Nguyên mời bạn đọc thưởng thức.

Nhìn lại cuộc khởi nghĩa Láng Linh – Bảy Thưa

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày mất của Quản cơ Trần Văn Thành

Trần Văn Thành (? -1873)(1) còn được gọi là Trần Vạn Thành (khi được thăng Chánh quản cơ, ông còn được gọi là Quản Cơ Thành hoặc được tín đồ giáo phái Bửu sơn kỳ hương gọi tôn là Đức Cố Quản), là một lãnh tụ phong trào kháng Pháp ở “Bảy Thưa – Láng Linh” vào cuối thế kỷ 19 tại An Giang thuộc Nam Bộ, Việt Nam.

I. Tiểu sử:

Trần Văn Thành người ấp Bình Phú (Cồn nhỏ), xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Vợ ông tên Nguyễn Thị Thạnh, người xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Châu Phú, An Giang.(2)

Năm 1840, khoảng ngoài 20 tuổi, ông gia nhập quân ngũ giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên, khởi quân chống lại cuộc bảo hộ của Việt Nam.

Nhờ có sức khỏe, giỏi võ nghệ, khá thông thạo chữ nghĩa, nên được làm suất đội, chỉ huy khoảng 50 lính, từng đóng quân ở Chân Lạp (Campuchia). Sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng Chánh quản cơ (1945), chỉ huy khoảng 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc, để gìn giữ biên giới phía Tây Nam.

Năm 1846, Nặc Ông Đôn qui phục Việt Nam, ông Thành được về nhàn dưỡng tại quê nhà.

Năm 1862, Pháp lấn chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, Trần Văn Thành nhanh chóng hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc của triều đình.

Ngày 22 tháng 6 năm 1867, một đoàn tàu chiến Pháp do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, đến huy hiếp thành Châu Đốc, khiến tổng đốc Phan Khắc Thân phải đầu hàng.

Ngày 30 tháng 8 năm 1967, Phan Thanh Giản tuẫn tiết tại Vĩnh Long, sáu tỉnh Nam Kỳ mất hết vào tay Pháp.

Đứng trước tình thế nguy khổn đó, ông kéo toàn bộ quân lính thuộc quyền mình về Láng Linh – Bảy Thưa, gắp rút xây dựng căn cứ chống lại thực dân.

Cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 6 năm, gây cho đối phương nhiều tổn thất. Đầu năm 1873, Pháp cho người mang thư đến chiêu hàng, nhưng ông cương quyết từ chối, quyết tâm chống lại đối phương cho đến khi mất (ngày 21 tháng 3 năm 1873).

II. Mật khu Láng Linh – Bảy Thưa:

Thời bấy giờ, Lánh Linh – Bảy Thưa là một cánh đồng trũng phèn rộng bao la, không có kênh, rạch lớn ra vào, suốt năm chỉ gieo gặt một mùa lúa sạ. Phía Bắc giáp vùng biên giới núi Sam, Tây dựa Thất Sơn, Đông cặp sông Hậu giang, Nam giáp núi Ba Thê và Long Xuyên.

Ở đó, hằng năm vào những tháng nước lên (còn gọi là “mùa nước nổi” từ khoảng tháng 7 cho đến giữa tháng 10 âm lịch), là một biển nước mênh mông (vì thế có tên gọi Lánh Linh). Láng Linh tiếp giáp với một cánh đồng tương tự có tên là Bảy Thưa (vì nơi ấy mọc khá nhiều cây bảy thưa. Giống cây này giờ đây đã dần mất bóng, ngay tại dinh Sơn Trung chỉ còn 3 bụi cây non nhỏ nhoi).

Cả hai cánh đồng vào mùa khô, nước không cạn hẳn mà biến thành những ao đìa, mương rạch, những đầm lầy vô số đĩa vắt và cùng lau sậy, cỏ dại thi nhau chen chúc, trùm lấp…Tất cả tạo nên những địa thế thật hiểm trở.

Nhà Văn Sơn Nam viết về Trần Văn Thành và mật khu này như sau:

“Trần Văn Thành từng tam gia những trận chống quân xâm lược Xiêm, đời Thiệu Trị. Qua đời Tự Đức, thấy sự áp bức của vua quan, ông trở thành tín đồ của Đoàn Minh Huyên, bấy lâu nổi danh với tài trị bệnh, cải cách Phật giáo, bỏ những nghi thức rườm rà, nhằm huy động nông dân chống lại phong kiến…

Ở những đoạn khác:

– Với chí lớn không chút bi quan yếm thế, ông rút lui về Láng Linh để xây dựng mật khu. Từ năm 1871 đến đầu năm 1873, mật khu lần hồi thành hình… Nghĩa quân gồm quân sĩ cựu trào, thêm khá đông người yêu nước từ các tỉnh miền Tiền Giang. Và Khi căn cứ phát triển, hương chức hội tề địa phương cũng ngầm giúp nghĩa quân.

– Do thám báo cáo: “đã có chiến hào và đồn lũy nhỏ nhằm án ngữ một đồn lớn, phòng tuyến là những bao gạo, bao muối chồng chất kè cây to, thêm lò đúc súng đạn với gang, sắt từ bên ngoài đưa vào”.

– Ông phong chức cai đội cho nghĩa quân. Mật khu này xưng danh hiệu là “ Thiên sơn Trung tự”, kiểu chùa chiền; quân đội thì lấy tên Gia Nghị cơ hoặc Giang Nghị cơ, khiến ta liên tưởng đến những đồn điền tổ chức thời Nguyễn Tri Phương, vùng biên giới. Còn gọi là dinh Sơn Trung hay Sơn Trung doanh.

Nhà sử học Phạm Văn Sơn cho biết thêm:

“ Số quân của ông Thành theo tờ trình của Pháp vào năm 1870 có khoảng 1200 quân (Sau khi càn quét “Hưng Trung doanh”, chủ tỉnh Long Xuyên Emile Puech ước lượng số nghĩa quân chỉ chừng 400 đến 500 người), đa số là tín đồ theo giáo phái Bửu Sơn kỳ hương . Xin nhắc rằng Đức Phật thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) lập ra đạo phái này và họ Trần là một cao đệ… Đức Phật thầy mất đi thì họ Trần kế tiếp việc hương khói, họ Trần ra kháng chiến, tất nhiên phải sử dụng đến lực lượng này”(Việt sử tân biên , Sài Gòn, 1962, tr.211)

III. Trận đồn Sơn Trung:

3.1Pháp chuẩn bị lực lượng:

Năm 1868, cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực bị dẹp tan, ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng.

Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào mật khu, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.

Nhà văn Sơn Nam kể:

“Tháng 2 năm 1872, Pháp bắt được một nghĩa quân đi mộ lính ở Long Xuyên. Và nhờ cai tổng Mun theo sát những người đặt lọp, giăng câu phía ngọn Mặc Cần Dưng (nay là Bình Hòa, Châu Thành, An Giang), nên đến gần mật khu. Hắn hoảng hốt khi thấy nghĩa quân tích cực củng cố công sự, lò đúc súng đang hoạt động ngày đêm…

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x