
Vùng Đất Con Người Đồng Bằng Sông Cửu Long – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Vùng Đất Con Người Đồng Bằng Sông Cửu Long của tác giả Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long, Nguyễn Trung Minh mời bạn thưởng thức.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI
Giai đoạn 1996 – 2000, mức tăng trưởng kinh tế toàn vùng bình quân đạt 7,96%/năm, trong đó GDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng khoảng 7,55%/năm, công nghiệp xây dựng tăng 14,58%/năm, khu vực dịch vụ tăng 12,6%/năm. Sau năm 2000, Đồng bằng sông Cửu Long đã có bước phát triển mới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nhiều mô hình tốt trong sản xuất, kinh doanh đã xuất hiện và đang được nhân rộng, cơ sở hạ tầng từng bước phát triển, đáp ứng được một phần các yêu cầu bức thiết của vùng.
Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Nông nghiệp, là ngành sản xuất nổi trội của vùng. Các cây trồng chính là lúa, cây ăn quả, các cây thực phẩm và các cây công nghiệp ngắn ngày.
Ngoài trồng cây lúa, ở vùng này còn trồng hoa màu với các cây trồng chủ yếu là ngô, khoai lang, sắn (mì). Ngô được trồng nhiều ở các bãi ven sông của các tỉnh, nhất là An Giang. Khoai lang được trồng nhiều ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng; sắn (mì) ở Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh.
Các cây trồng khác như cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả chiếm khoảng 22-25% giá trị gia tăng của ngành trồng trọt. Cây ăn quả ở đây rất phong phú, trong đó các cây chiếm diện tích lớn gồm có cam, chuối, quýt, chanh, xoài, ổi, táo, nhãn,… Cây ăn quả ở đây được trồng theo 3 dạng: vườn tạp, vườn hỗn hợp và vườn chuyên.
Chăn nuôi, với các loại vật nuôi chính là lợn, bò thịt, gia cầm, dê. Chăn nuôi lợn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là chăn nuôi hộ gia đình.
Thủy sản giữ một vị trí quan trọng trong đời sống và kinh tế của nhân dân trong vùng và của toàn quốc. Diện tích nuôi thủy sản toàn vùng khoảng 685 nghìn ha (năm 2005) và chiếm hơn 70% diện tích nuôi của cả nước. Những tỉnh có diện tích nuôi lớn là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng. Tổng sản lượng thủy sản của cả vùng luôn chiếm trên 53% sản lượng thủy sản cả nước, riêng sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 68%.
Lâm nghiệp, tỷ lệ đất lâm nghiệp chỉ bằng 8,8% diện tích tự nhiên. Tổng trữ lượng rừng hiện có khoảng trên 6,7 triệu m³, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 47%, rừng trồng chiếm 53%.
Đồng bằng sông Cửu Long có 3 hệ sinh thái rừng cơ bản là hệ sinh thái rừng tràm, hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh. Hệ sinh thái rừng tràm phân bố ở các vùng trũng, đất chua phèn, ngập nước một thời gian trong năm, thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau. Hệ sinh thái ngập mặn gồm các loài cây chiếm số lượng lớn: đước, mắm, vẹt, bần phân bố rộng rãi ở vùng ven biển, cửa sông, chịu ảnh hưởng của thủy triều. Hệ sinh thái rừng cây lá rộng thường xanh với thành phần loài cây khá phong phú gồm các loài thuộc họ Sao, họ Dầu, họ Đậu,… nhưng chỉ chiếm diện tích nhỏ phân bố ở đảo Phú Quốc và các vùng đồi núi thuộc miền tây các tỉnh An Giang, Kiên Giang.
Công nghiệp, là một vùng nông nghiệp nên ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, chiếm trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (2005). Sản lượng chủ yếu của công nghiệp chế biến ở đây: xay xát gạo, thủy sản đông lạnh, đường và các sản phẩm của công nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, ngói nung,… Công nghiệp chế biến thủy sản, đặc biệt là chế biến thủy sản xuất khẩu được phát triển mạnh, đóng góp nhiều giá trị xuất khẩu cho vùng và cả nước. Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp làm lạnh bằng các tủ đông.
Sản phẩm đông lạnh có tôm, cá, mực, nhuyễn thể và một số sản phẩm thủy sản khác có giá trị xuất khẩu. Công nghiệp chế biến đường của vùng tập trung ở Tây Ninh, Long An. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở vùng với một số mặt hàng có giá trị lớn là xi măng (Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ), gạch ngói (An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,…), gạch me (Long An), đá ốp lát (An Giang)… nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong vùng. Ngoài ra, trong vùng còn phát triển các ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, dệt may, công nghiệp cơ khívới các máy móc thiết bị phục vụ cho cơ giới hóa các khâu trước, trong và sau thu hoạch như dàn cày, máy gặt xếp dãy, máy sấy, máy tuốt lúa, máy gieo hạt… Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản tập trung nhiều ở một số tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Long An, Bạc Liêu, các sản phẩm chủ yếu là đá xây dựng đá vôi, than bùn, cát sông, sét, muối,…
Có thể khẳng định Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và là vùng nông sản xuất khẩu lớn, một trong những vùng có đóng góp to lớn vào sự ổn định kinh tế và tạo tích lũy cho tăng trưởng của đất nước.
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng rộng lớn hình thành nhờ phù sa của sông Cửu Long ở phía tây và sông Đồng Nai ở phía đông. Là địa bàn có con người sinh sống từ sớm, gắn với nền văn hóa Óc Eo, có quan hệ với cư dân của các nền văn hóa: Sa Huỳnh ở Trung Bộ, Đông Sơn ở Bắc Bộ và Xam-rông-xen ở Campuchia. Nền văn hóa đó là cơ sở để hình thành Vương quốc Phù Nam vào đầu Công nguyên, đã hình thành các trung tâm kinh tế văn hóa lớn (cảng Óc Eo), có quan hệ thương mại với Ấn Độ và phương Tây, nhưng sau đó không phát triển.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.