
Vùng Đất Con Người Nam Trung Bộ – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Vùng Đất Con Người Nam Trung Bộ của tác giả Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long, Nguyễn Trung Minh mời bạn thưởng thức.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI
Miền Trung Việt Nam không chỉ có “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” với những di sản văn hóa thế giới nổi tiếng mà còn có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Số liệu thống kê cho tổng cộng hai vùng Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ (Trung Bộ) nhận thấy Trung Bộ đã đạt được một số thành tựu: Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kì 2001-2005 đạt trên 10%, trong đó mức tăng trung bình của công nghiệp là 14%; của nông, lâm, ngư nghiệp là 5,1%, của dịch vụ là 10%, GDP bình quân đầu người từ 232 USD năm tăng lên 405 USD năm 2005 (tăng 1,75 lần). Cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực và thành phần chuyển dịch theo xu thế chung của cả nước, phản ánh trình độ phát triển của vùng. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt 32,4% tăng 6% so với năm 2000; dịch vụ đạt 38%, tăng 2,2% so với năm 2000; tương ứng nông nghiệp giảm từ 36,8% năm 2000 xuống còn 29,6% vào năm 2005. Cơ cấu lao động có bước chuyển dịch theo hướng lành mạnh, phản ánh sự phát triển của các ngành, lĩnh vực. Năm 2005, lao động nông nghiệp còn 59,2% trong tổng số lao động; tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tương ứng là 17,8% và 23%.
Công nghiệp vùng Nam Trung Bộ đã có bước phát triển khá từ năm 2000 tới nay. Qua quá trình phát triển, trên địa bàn vùng đã và đang hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng có ý nghĩa lớn với vùng và cả nước như thủy điện ở Bình Định, Phú Yên; kéo cán thép ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi; lắp ráp ô tô ở một số tỉnh trong vùng; sản xuất xi măng; sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh và khai thác đá granit làm đá ốp lát; Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản khá phát triển tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Ngành nghề chế biến thủy sản truyền thống là nước mắm, mắm cá, cá khô, tôm khô, bột cá chăn nuôi; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với các ngành dệt kim, công nghiệp may, da giầy ở Đà Nẵng, Nha Trang và một số tỉnh; Ngành may, kéo sợi và công nghiệp giấy cũng được chú ý phát triển.
Thương mại, dịch vụ vùng Nam Trung Bộ có các hoạt động phát triển khá nhanh. Ngành du lịch đã và đang trở thành mũi nhọn phát triển của vùng. Vì nơi đây là nơi tập trung phần lớn các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới của cả nước và nhiều di tích lịch sử văn hóa. Đây là một vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn…, các bãi tắm nổi tiếng như Mỹ Khê, Non Nước, Cà Ná,… các khu du lịch như Thác Tiên, Tháp Chàm Pôklông Grai (Tháp Chàm),… Đặc biệt nơi đây có vịnh Nha Trang nổi tiếng là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, bờ biển Nha Trang có nhiều bài tắm đẹp đã và đang tạo thành những khu vui chơi, giải trí hấp dẫn.
Cơ cấu ngành trong nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi. Ngoài cây lúa được coi là cây quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, Nam Trung Bộ có tiềm năng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và hàng xuất khẩu như lạc, vừng, mía, cà phê, chè,…
Sản xuất thủy sản được phát triển và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh trong vùng, tập trung nhiều ở các tỉnh có bờ biển dài và nhiều cửa lạch lớn nhỏ như ở các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao được nuôi chủ yếu là cá thu, cá ngừ, cá hồng, cá mú, mực, tôm, cua… Tỉnh có sản lượng hải sản khai thác hàng năm lớn nhất là Bình Thuận, khả năng khai thác có thể dạt 150 nghìn tấn/năm, Bình Định là 110-120 nghìn tăn/năm, Quảng Ngãi là 90 nghìn tấn/năm.
Với đặc điểm về địa lý, địa hình là hẹp về chiều ngang, núi dốc và có đường bờ biển kéo dài, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn lũ từ thượng nguồn và giảm thiệt hại do mưa bão gây ra; ngoài ra, rừng là nguồn cung cấp gỗ rất lớn với nhiều loại gỗ khác nhau: lim, trám, thông, trầm, quế, keo, phi lao… Nam Trung Bộ nằm trong vùng đạt sản lượng gỗ khai thác cao nhất trong cả nước.
Với các thế mạnh của mình Nam Trung Bộ đang tiến những bước vững chắc, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước.
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Quá trình hình thành lâu dài trong lịch sử đã tạo cho cư dân Nam Trung Bộ có nhiều sắc thái riêng so với các lãnh thổ khác của đất nước về nhiều mặt, trong nếp sống, truyền thống địa phương và phương thức lao động sản xuất. Đây là nơi diễn ra sự hội nhập của hai nền văn hóa Việt và Chăm. Những phong tục, tập quán lễ hội… của văn hóa Chăm thể hiện khá rõ nét ở miền Trung. Bên cạnh tính bản địa (Việt – Chăm), miền Trung còn là nơi chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ. Nền văn hóa của vùng vẫn còn bảo tồn được các kiến trúc cổ như các di tích văn hóa Chăm (đền, tháp, mộ, thành…), khu đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn… Những công trình kiến trúc, di tích lịch sử này rất có giá trị về truyền thống.
Trong vùng có 41 dân tộc trong tổng số 54 dân tộc cả nước, trong đó dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn nhất trên 90% tổng dân số. Và các dân tộc thiểu số khác: Chăm, Hrê, Cơ Tu,…
Mỗi một dân tộc có nét đặc sắc văn hóa riêng, tuy vậy tầm ảnh hưởng văn hóa của mỗi dân tộc đến văn hóa chung của cả vùng là khác nhau. Chúng ta phải kể đến văn hóa của người Kinh và người Chăm.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.