
Vùng Đất Con Người Đồng Bằng Sông Hồng – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Vùng Đất Con Người Đồng Bằng Sông Hồng của tác giả Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long, Nguyễn Trung Minh mời bạn thưởng thức.
II. MỘT SỐ THẮNG CẢNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Hồ Hoàn Kiếm
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, địa giới Hà Nội chính thức được mở rộng, với hơn 3.300 kilômét vuông, Hà Nội trở thành một trong 17 thủ đô có diện tích lớn của thế giới. Hiện nay Hà Nội có 29 đơn vị quận, huyện; tựa lưng vào dãy núi Ba Vì và hướng ra sông Hồng, vì vậy Hà Nội có thế rồng cuộn, hỗ ngồi. Ở một vị trí đẹp lại thêm phong cảnh thiên nhiên hài hòa, Hà Nội mang dáng dấp của một thành phố vừa hiện đại, vừa cổ kính. Góp phần làm nên một Hà Nội đẹp và thơ như vậy là hệ thống đầm, hồ ngay trong thành phố, đặc biệt là hồ Hoàn Kiếm.
Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là hồ Gươm. Hồ nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm được du khách trong và ngoài nước gọi với cái tên thật thân thiện “Lẵng hoa giữa lòng thành phố”.
Theo các nhà nghiên cứu thì hồ Hoàn Kiếm là một đoạn còn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự biến thiên của sông nước đã diễn ra cách đây vài nghìn năm nhưng dấu tích của nó thì vẫn còn. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì nước ở đây xanh quanh năm. Từ thế kỷ XV, hồ Lục Thủy được đổi tên là hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn với một sự kiện lịch sử dân tộc với câu chuyện trả lại gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm là một nơi vui chơi giải trí và gắn liền với đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm giống như một bức tranh bốn mùa đầy hương sắc. Vào đêm giao thừa, người dân Hà Nội nô nức đổ ra xung quanh hồ để du xuân. Khi xuân về, du khách thập phương đến lễ đền Ngọc Sơn và các chùa lân cận xung quanh hồ. Nhiều đôi uyên ương đưa nhau ra hồ để chụp ảnh lưu niệm. Người ta quan niệm rằng có được một tấm hình cưới ở hồ Hoàn Kiếm là có được một Hà Nội ở trong lòng. Vào mùa hè, hồ Hoàn Kiếm là điểm du lịch hấp dẫn nhất của người dân Hà Nội và du khách quốc tế. Nếu ai đã từng ngắm hồ Hoàn Kiếm vào đầu mùa hạ thì không thể không thảng thất trước một bức tranh đậm đà màu sắc dân tộc. Màu hoa bằng lăng tím sẫm xen kẽ với màu rực cháy của hoa phượng. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm mang một dáng dấp vô cùng cổ kính bởi những rặng liễu rủ, những cành cây ngả vòng tay ôm mặt nước trong xanh như tạo dáng trước một Hà Nội lộng lẫy cờ hoa. Vào những ngày lễ lớn của dân tộc, hồ Gươm là địa điểm hấp dẫn bởi những tràng pháo hoa muôn màu sắc.
Xung quanh hồ Hoàn Kiếm còn có những di tích lịch sửđộc đáo như đền Ngọc Sơn (đến nằm trên đảo Ngọc Sơn). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long, Người đã đặt tên đảo là đảo Ngọc Sơn. Tại đảo này ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng đã xả thân vì nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ được đi qua một chiếc cầu cong cong, sơn màu đỏ, đó là cầu Thê Húc. Tên cầu Thê Húc có nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Ngoài ra ở đây còn có tượng vua Lý Thái Tổ, đài Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá… và những công trình kiến trúc hiện đại mới được xây dựng làm tăng thêm sự hài hòa của cảnh quan nơi đây. Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh trên mặt nước là hình ảnh của một Hà Nội thu nhỏ trong trái tim của người Việt Nam.
Hồ Trúc Bạch
Hồ Trúc Bạch thuộc quận Ba Đình, ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ Trúc Bạch là một thắng cảnh nổi tiếng nằm cạnh hồ Tây, bên con đường Thanh Niên lúc nào cũng rợp bóng mát như ngăn cách giữa hỗ Tây và hồ Trúc Bạch.
Trước đây, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, hồ Cổ Ngựa (nằm ở khoảng phố Hàng Than bây giờ) nối liền nhau. Đó chính là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, về sau người ta đắp ngăn thành ba hồ.
Trong một cuốn sách có ghi: Hồ Tây mặt nước rất rộng, đáy sâu và có sóng lớn. Riêng phần hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên là nước ấm nóng, ít sóng, nhiều bùn tốt nên cá hay tụ về. Năm Vĩnh Tộ thứ hai đời vua Lê Thần Tôn (1620), dân làng Yên Phụ và làng Yên Quang (khu vực từ đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh ngày nay) đã hợp sức với nhân dân làng Trúc Yên, đắp một con đập từ đầu làng Yên Phụ nối với đầu làng Yên Quang để giữ cá làm nguồn lợi cho cả ba làng. Đập ấy gọi là Cố Ngự Yển, tức là đập Cố Ngự (nghĩa là giữ vững). Để kỷ niệm sự kiện này người ta đã lập một tấm bia lớn ở đầu làng Yên Quang. Đập Cố Ngự mỗi năm lại được đắp rộng hơn thành đê, rồi thành đường đi. Sau này do biến thiên của thời gian nên người ta đọc là Cố Ngự hay Cổ Ngư thì vẫn là một.
Làng Trúc Yên trước đây nổi tiếng làm mành trúc, hầu hết người dân nơi đây đều trồng trúc thành vườn rộng để làm nguyên liệu. Đến đời vua Lê Ý Tôn (1735-1738), chúa Trịnh Giang lấy một khu đất của làng Trúc Yên cho xây một tòa biệt điện để làm nơi tĩnh dưỡng, gọi là Trúc Tâm Viện. Sau vài năm thì biệt điện này trở thành một lãnh cung để giam giữ những cung nữ phạm tội. Các cung nữ này phải tự làm việc để kiếm sống. Phần nhiều những cung nữ này rất khéo tay, họ dệt lụa khá đẹp, được ưa dùng. Thứ lụa của các cung nữ dệt được nhân dân quen gọi là lụa làng Trúc. Câu ca “Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng” chính là từ lý do ấy. Cũng từ đó phần hồ Tây thuộc địa phận làng Trúc Yên được gọi là hồ Trúc Bạch. Sau này trước sự suy thoái của triều Lê – Trịnh, số cung nữ ở Trúc Yên cũng không còn bị kiềm thúc nữa. Năm Chiêu Thống thứ hai (1788) vì muốn báo thù, Chiêu Thống đã cho thiêu trụi hết toàn bộ cung điện của chúa Trịnh, Trúc Tâm Viện cũng trở thành đống tro tàn đổ nát.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.