Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Vùng Đất Con Người Tây Bắc của tác giả Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long, Nguyễn Trung Minh mời bạn thưởng thức.

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI TÂY BẮC

Ngày 25 tháng 11 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa IX đã quyết định tách tỉnh Lai Châu thành 2 đơn vị hành chính độc lập là tình Lai Châu và tỉnh Điện Biên. Như vậy, về mặt hành chính, Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình; gồm một thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên); 4 thị xã: thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên), thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu), thị xã Sơn La (tỉnh Sơn La) và thị xã Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình); 31 huyện. 24 phường. 30 thị trấn và 544 xã.

Diện tích tự nhiên của Tây Bắc đứng thứ 5 trong 8 vùng kinh tế của cả nước, sau các vùng Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. So với các tỉnh khác trong cả nước, 4 tỉnh của Tây Bắc đều là những địa phương có diện tích tự nhiên lớn; trong đó, Sơn La là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất của Tây Bắc (14.055km²). đứng thứ 3 so với cả nước sau tỉnh Nghệ An (16.487.4km²) và Gia Lai (15.495km²).

Tây Bắc là vùng đất rộng, người thưa. Đây là vùng có dân số thấp nhất so với các vùng kinh tế khác. Mật độ dân số trung bình của cả vùng khoảng 69 người/km². Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các dân tộc Tây Bắc đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phân bố dân cư trên địa bàn Tây Bắc. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các tỉnh và ngay giữa các địa phương trong một tỉnh. Khu vực mật độ dân cư đông là tỉnh Hoà Bình (khoảng 174 người/km²), còn ở Lai Châu và Điện Biên (khoảng 35-47 người/km²).

Trong cơ cấu dân tộc ở Tây Bắc có 14 dân tộc khác nhau cùng chung sống, nhưng dân tộc Kình không phải là dân tộc có số lượng đông nhất. Đây là nét đặc thù về cơ cấu dân tộc ở Tây Bắc so với các vùng kinh tế khác của cả nước. Ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, dân tộc Thái là dân tộc chiếm đa số (từ 35,2 – 54%). Riêng ở Hoà Bình, dân tộc Mường chiếm đến 63%; dân tộc Kinh chỉ chiếm 27%.

Về lĩnh vực du lịch, Tây Bắc là vùng có điều kiện tự nhiên phong phú với hệ thống núi, rừng còn giữ được khá nhiều hoang sơ cùng với sự đa dạng văn hoá của các dân tộc; các di tích lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ và các căn cứ cách mạng đã tạo cho Tây Bắc một tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tìm về cội nguồn… phong phú với các loại hình như: thể thao leo núi, săn bắn, tìm hiểu lịch sử, nghỉ dưỡng… ở nhiều địa bàn khác nhau.

Trong lĩnh vực kinh tế, giữ vai trò chủ đạo là nông nghiệp với 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn vùng hằng năm đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Tây Bắc vẫn còn nhiều hạn chế; giá trị hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với tổng giá trị của cả nước.

Trong sản xuất lương thực, Tây Bắc đang từng bước ổn định diện tích hiện có, áp dụng các biện pháp thâm canh, nhân nhanh diện tích lúa lai; mở rộng diện tích trồng lúa nước và khai thác cạn theo hướng lúa đặc sản ở những địa bàn có điều kiện tự nhiên phù hợp. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và trình độ áp dụng thâm canh tăng năng suất của đồng bào dân tộc ở Tây Bắc còn hạn chế nên sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người ở Tây Bắc còn thấp. Bên cạnh việc trồng lúa, cây ngô ở 4 tỉnh chiếm khoảng 15% tổng số diện tích trồng ngô của cả nước và diện tích này có xu hướng tăng dần qua các năm với mức độ tăng trung bình khoảng 8,5%. Sản lượng ngô Tây Bắc chiếm gần 11% sản lượng ngô của cả nước.

Bên cạnh ngành trồng trọt là ngành chăn nuôi. Đây là ngành có tiềm năng lớn ở Tây Bắc; do có thế mạnh về đất đai và đồng cỏ trên các cao nguyên nên những năm gần đây Chính phủ đã định hướng tập trung vào phát triển chăn nuôi đại gia súc (bò sữa, bò thịt, trâu) ở Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Sơn La. Việc phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Tây Bắc không những đáp ứng nhu cầu sức kéo, phù hợp với điều kiện địa hình ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, mà còn đảm bảo cung cấp thịt, sữa cho cộng đồng dân cư.

Tây Bắc tuy có nhiều sông, suối, nhưng do đặc điểm địa hình vùng núi, dốc cao, lưu lượng dòng chảy không ổn định nên diện tích nuôi thuỷ sản không nhiều, chỉ chiếm 0,53% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước.

Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng thứ hai ở Tây Bắc. Diện tích rừng của các tỉnh thuộc Tây Bắc chiếm 11,0% diện tích rừng của cả nước.

Trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước đã có sự tăng trưởng khá. Tuy nhiên, so với cả nước thì còn thấp. Nền công nghiệp của Tây Bắc còn quá nhỏ bé, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước của toàn vùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nguyên nhân cơ bản là do chưa khai thác hết thế mạnh của Tây Bắc. Vì vậy, những năm gần đây, Chính phủ đã có những định hướng cụ thể nhằm phát triển công nghiệp của vùng với các mũi nhọn tập trung vào công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thuỷ điện và công nghiệp khai khoáng.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x