Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Tìm Kho Báu Của Quân Mông Cổ của tác giả Hồ Đắc Duy mời bạn đọc thưởng thức.

PHẦN MỘT : CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU CHO MỘT DỰ ÁN DÒ TÌM

Tôi hỏi :

-Sẽ có bao nhiêu phần trăm thành công trong công việc khám

phá ra kho tàng quân lương, khí giới của quân Nguyên ở đáy vịnh Hạ Long ?

Người đàn ông trả lời :

-Có thể từ 10% đến 30%.

-Những gì có thể xẩy ra nếu như người ta tìm thấy chúng ?

Có thể điều này sẽ chứng minh được sự đồng cảm của hiện tại về quá khứ, chứng minh được chiến thuật, chiến lược của kế hoạch xâm lược của Hốt Tất Liệt, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Trương Vanê Hổ và kế hoạch ứng phó của triều đại nhà Trần mà điển hình là vua Trần Nhân Tông, danh tướng Trần Hưng Đạo và Trần Khánh Dư.

Và điều này cũng xác định lại những biến cố đã ghi trong lịch sử Việt Nam lẫn Trung Quốc là có thực hay không ? Qua đó, lịch sử sẽ được chứng minh rõ ràng.

Ngoài ra là yếu tố để các nhà nghiên cứu sử có cơ hội nhìn các vấn đề thuộc về quá khứ một cách chính xác hơn.

-Ai sẽ có lợi trong sáng kiến của các ông ?

Đây là một chuyến du lịch dã ngoại trên vịnh Hạ Long của 10 thành viên trong một tháng mà mỗi ngày họ phải chi phí bằng số tiền mà họ phải trả cho một khách sạn trung bình ở Hà Nội. Dĩ nhiên, người được hưởng lợi nhất trong việc khám phá này là người Việt Nam, vì trong kho tàng văn hóa lịch sử, trong các viện bảo tàng sẽ có thêm một số cổ vật để trưng bày và trao đổi.

Và cũng có thể từ đó đẽ giúp thêm cho nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có bằng chứng để làm phong phú hơn cho các công trình của họ.

-Còn các anh thì sao ?

Chúng tôi sẽ là những người hưởng lợi cao nhất về mặt tinh thần vì chúng tôi nghĩ và làm được những điều mình tiên đoán như một họa sĩ sau bao nhiêu trầm tư suy nghĩ trau dồi kỹ năng để tạo ra một tác phẩm để lại cho đời, hay đôi khi chỉ để lại cho chỉ anh ta.

-Câu chuyện đó bắt đầu từ đâu ?

-Vâng, bắt đầu từ một trang trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT), một tác phẩm lịch sử vĩ đại của Việt Nam, bộ sử đó đang nằm ở trong thư viện Hội Á Châu ở Paris, trong các thư viện của các trường Đại Học ở nước ta và ngay ở một cửa hàng sách trung bình ở trong thành phố này.

ĐVSKTT tr.60 chép :

Ngày 30-12-1287, thái tử Nguyên A Thai cùng Ô Mã Nhi họp 30 vạn quân đánh Vạn Kiếp rồi thuận dòng xuôi về đông. Người các hướng Ba Điểm, Bàng Hà đều đầu hàng chúng.

Khi ấy, thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Khánh Dư đánh thất lợi, thượng hoàng được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư nói :

-“Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn”.

Trung sứ theo lời xin đó.

Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều…..

Trong khi đó Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Chb. VIII,4 trang 532 chép :

“Khánh Dư đoán chắc thuyền của giặc đã đi qua rồi, thì thuyền tải lương tất đi theo sau, liền thu thập tàn quân, sẵn sàng chờ đợi. Một lát sau, quả nhiên thuyền tải lương của Văn Hổ đến, Khánh Dư đón đánh, quân Nguyên bị thua to. Khi đi đến biển Lục thủy, thuyền của quân Nguyên bị mắc cạn, sa lầy, không chở đi được, lương thực chìm cả xuống biển. Khánh Dư bắt được khí giới, quân nhu rất nhiều. Văn Hổ chỉ thoát được một mình, vội vàng chạy về Quỳnh Châu…..”

Trong Nguyên Sử q 209 An Nam Truyện trang 9b- 10a chép : ” Thuyền lương của Trương Văn Hổ tháng 12 năm ngoái đến Đồn Sơn gặp 30 chiếc thuyền của Giao Chỉ. Văn Hổ đánh , số giết được tương đương nhau. Đến biển LụcThủy thuyền giăc thêm nhiều , liệu không thể địch nổi mà thuyền lại nặng không thể đi được nên đổ thóc xuống biển rôi đi Quỳnh Châu ”

Trong sách CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯƠÏC NGUYÊN MÔNG THẾ KỶ XIII của Hà văn Tấn & Phạm thị Tâm, tr.267

Sau khi tách khỏi đoàn quân Thoát Hoan ở Lai Tân ngày 28-10 Âm lịch (4-12-1287), Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đi Khâm châu. Từ đây, đoàn thuyền của chúng xuất phát, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đem 1 vạn 8 nghìn quân, bọn Ô Vỵ, Trương Ngọc, Lưu Khuê đem vài vạn quân. Trương văn Hổ đi với thuyền lương…..

……Ô Mã Nhi sau khi qua được cửa An bang, đã theo sông Bạch Đằng tiến về phía Vạn Kiếp. Hắn tưởng rằng quân ta không thể ngăn trở đoàn thuyền lương đi sau được nữa nên cứ tiến thẳng, không chú ý đến Trương văn Hổ….

…..Khánh Dư đã củng cố lực lượng đón địch. Quả nhiên, mọi việc xẩy ra đúng như dự đoán của người tướng mưu trí đó. Tháng 12 âm lịch (5-1 _ 2-2-1288), đoàn thuyền lương nặng nề của Trương văn Hổ không có lực lượng chiến đâu mạnh mẽ yểm hộ, đã chậm chạp tiến vào Hạ long, lọt vào trận địa của Nhân Huệ Vương.

Thủy quân ta đã tập kích thuyền giặc ở Vân đồn (Vân hải). Trương văn Hổ cố gắng tiến về phía đất liền nhưng đến biển Lục thủy (cửa Lục, Hòn gai) thì thuyền quân ta đổ ra đánh càng đông. Trương văn Hổ đại bại, đổ cả thóc xuống biển, trốn chạy về Quỳnh châu (Hải nam).

Thyền lương của Phi Củng Thìn thì tháng 11 âm lịch (6-12-1287) _ 4-1-1288) mới đến Huệ châu (huyện Huệ dương, Quảng đông)., gặp gió bão trôi giạt đến Quỳnh châu. Thuyền lương của Từ Khánh thì trôi giạt đến tận Chiêm Thành rồi cũng về Quỳnh châu.. Quân ta chiến thắng, “bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất đông”.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x