Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Di Tích Và Thắng Cảnh Bạc Liêu của tác giả Nhiều Tác Giả mời bạn thưởng thức.

Đình Tân Hưng

Tôi đến đình Tân Hưng và hân hạnh được tiếp xúc với quí vị sau đây :

1/- Ông Quách Mộc Lâm, từng giữ chức Trưởng ban Trị sự từ sau ngày đất nước thống nhất đến đầu năm 1999 (Chức danh này trước đây gọi là Chánh bái, Phó ban Trị sự gọi là Bồi bái). Sau khi thôi giữ chức Trưởng ban đến nay, ông Lâm được mời làm cố vấn Ban Trị sự của đình này.

2/- Ông Hứa Tích Quang, trước đây là Phó ban, được cử làm Trưởng ban thay ông Lâm.

3/- Ông Trương Trung Lập làm cố vấn. Đó là những người trụ cột, đã cùng tập thể Ban Trị sự đóng góp nhiều công sức, của cải vào việc chăm sóc, tu bổ để duy trì và phát triển ngôi đình này đến nay, dù phải trải qua lắm biến đổi thăng trầm.

Điều đã làm cho tôi băn khoăn, không thỏa màn về nguồn tư liệu mà mình đang có, bởi ai cũng muốn tìm hiểu ngược dòng thời gian về nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của đình, nhưng chưa có người cung cấp đầy đủ, kể cả Ban Trị sự hiện tại, bởi quí ông ấy có tuổi đời không quá 80 mà đình thì đã có từ thế kỷ thứ 18. Các ông chỉ được nghe qua lớp người trước kể lại phần nào cùng với trí nhớ của mình: Lúc đầu, đình này được cất lên bằng cây, lá giữa vùng lau sậy hoang vu, dân cư thưa thớt, thuộc thôn Tân Hưng, làng Vĩnh Lợi, quận Phong Thạnh, nằm cặp ven sông Bạc Liêu, mặt tiền trông ra hướng đông bắc, chiếm một diện tích rộng khoảng năm mươi mẫu. Trước đình có cây sung lớn, cành lá sum suê che mát cho người qua đường.

Gần gốc sung có cầu khỉ rồi cầu ván bắc ngang sông (sông này hẹp hơn nhiều so với bây giờ) nối liền sự giao lưu giữa chợ Bạc Liêu với vùng nông thôn. Theo thời gian, chiếc cầu này cũng được sửa sang nâng cấp dần, cầu ấy người ta gọi là cầu Cả Phượng. Dưới sông, nhiều xuồng, ghe chèo ngược xuôi mua bán các mặt hàng nông sản, thủy sản, phần lớn là của họ tự sản xuất ra. Bên cạnh đó là những chiếc ghe cà vòm, ghe chài chở lúa gạo, than củi, cát đá đậu hoặc di chuyển lừ đừ chậm chạp. Đêm đêm, vọng lại tiếng đàn ca cổ nhạc hòa lẫn trong tiếng rao cháo gà, chè đậu dưới sông tạo nên một âm thanh sâu lắng làm xốn xang nhức nhối cho những ai đã ly hương hay sẵn có tâm trạng buồn !

Cách hông đình phía tay phải không xa là một con sông, dòng sông đó như 1 con rắn khổng lồ bò ngoằn ngoèo từ sông Bạc Liêu vào trung tâm chợ, ngược lên Cái Dầy rồi đi luôn về Sóc Trăng. Ngày nay, con sông ấy hầu hết bị san lấp, nó chỉ còn lại trong ký ức của người già và một phần trong thực tế. Mật độ dân cư chung quanh đình thưa thớt và nghèo nàn, lạc hậu, sống chật vật hẩm hiu trong những căn nhà lá với các nghề khuân vác, làm thuê và buôn bán nhỏ. Đó là dân tứ xứ (phần lớn là người từ miệt trên xuống) vì không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến, nên lần lượt quy tụ về đây tìm kế sinh nhai. Những gia đình sống trong phạm vi đất của mình quản lý, hằng năm phải nộp tiền thuế đất để đình gây quỹ chung.

Sự hiện diện của đình là một chỗ dựa về tinh thần, bao giờ người ta cũng hy vọng và tin tưởng vào sự linh ứng của Thần hoàng, sẽ chở che và hộ trì cho họ thoát qua khỏi bệnh tật, đói nghèo. Theo thông lệ từ khi có đình, hàng năm hai lần lễ cúng lớn, là lễ Kỳ Yên (tức cầu an) vào ba ngày 20 -21 – 22 của tháng giêng âm lịch. Các đêm này, thường thì lên Cần Thơ, Sóc Trăng rước gánh hát Tiều, hát bộ về biểu diễn, sân khấu làm ngoài trời để phục vụ dân chúng rộng rãi. Ban ngày thì tổ chức đá gà, cờ bạc. Nhiều người nghèo mà nhào vô bài bạc thì càng nghèo khổ hơn, có khi chơi một giờ, về phải làm mướn cả năm để trả nợ ! Ngày 12-13-14 tháng bảy là lễ Vu Lan (tức là cúng cô hồn, những người vô danh, xiêu mỗ lạc mả).

Đình tổ chức thí dàn, giựt dàn và phân phát gạo, muối cho người nghèo (lệ ấy đến nay vẫn còn. Riêng tháng 7 – 2000 này, đình đã phân phát 1.115 kg gạo cho người khó khăn, túng thiếu). Nhân các ngày lễ hội thời đó, có đôi lần Công tửBạc Liêu (tức Trần Trinh Huy) hay bỏ tiền ra tổ chức các trò chơi có thường, trong đó có đấu xảo sắc đẹp. Bao giờ Ba Huy cũng làm chủ khảo, người điều khiển với đầy đủ quyền uy. Trước đây, những quyền lợi và quyết định mọi việc của đình đều tập trung vào một nhóm người có thế lực, giàu có, như địa chủ, hội đồng làng, tổng sở tại, người dân chỉ biết đóng góp tiền của, lao công phục dịch cho các ngày lễ hội và sửa chữa, tu bổ cho đình.

Theo tài liệu tham khảo của ông Huỳnh Minh trong tập “Bạc Liêu xưa và nay” đến năm 1852, cụ Phan Thanh Giản làm Kinh lược phó sứ Nam kỳ (Kinh lược là Nguyễn Tri Phương) tổng hành dinh đóng tại Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay). Cụ Phan là người hết lòng lo cho dân, cho nước, thường kinh lý đó đây, tìm hiểu đời sống và thế thái nhân tình của dân chúng để góp phần an bang tế thế. Một hôm, trên đường xuống Cà Mau, cụ có ghé lại đình Tân Hưng. Qua xem xét đánh giá đã gây cho cụ sự chú ý, cảm tình. Sau khi nghe các cụ bô lão nói qua lai lịch của đình này, cụ Phan dạy rằng: Ta vừa đến đây nhưng nhận thấy đình tuy là xây cất bằng cây lá thô sơ nhưng có vẻ trang nghiêm, rộng rãi, cần được quan tâm tôn tạo lên cho đàng hoàng hơn, xứng đáng hơn để dân chúng phụng thờ.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x