Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Cuộc Chiến Không Ai Thắng của tác giả Stanley Karnow mời bạn đọc thưởng thức.

Phần 2

Nhưng những cuộc khám nghiệm tử thi cuộc chiến, cũng giống những trò chơi chiến tranh, thường rất ít tương đồng với cuộc chiến thật. Trong thực tế, những người cộng sản tỏ ra rất cuồng nhiệt trong ý đồ thống nhất nước Việt Nam dưới sự kiểm soát của họ.

Họ nhìn cuộc chiến đấu chống Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam như một chương mới trong cuộc chiến đấu hàng ngàn năm của dân tộc Việt chống lại sự thống trị của Trung Quốc và sau này là Pháp. Và họ đã sẵn sàng chấp nhận những mất mát vô hạn để đạt được mục đích thiêng liêng của họ.

Ông Hồ Chí Minh, một gương mặt khổ hạnh dẫn dắt cuộc thánh chiến của họ, đã làm một sự so sánh rất rõ ràng cho người Pháp ngay trước lúc nổ ra cuộc chiến tranh Việt-Pháp năm 1946. Ông cảnh báo một sĩ quan Pháp: “Các ông có thể giết mười người của chúng tôi đổi lại việc chúng tôi giết một người của các ông, nhưng cho dù như vậy cuối cùng các ông sẽ thua và chúng tôi sẽ thắng”.

Lúc ấy, đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh các lực lượng cộng sản, cũng nhắc lại ý chí đó, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Ông nói: “Mỗi phút trên trái đất này có hàng trăm ngàn người chết. Sống chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, kể cả đồng bào của chúng tôi, cũng chẳng có ý nghĩa gì”.

Khi tôi phỏng vấn ông vào tháng 3 năm 1990 tại Hà Nội, ông đã nhắc lại rằng mối quan tâm chính của ông là chiến thắng chứ không phải là số thương vong. Tôi hỏi: “Đại tướng sẽ tiếp tục chiến đấu chống Mỹ bao lâu nữa?” Ông đáp ngay: “Hai mươi năm nữa, cũng có thể là một trăm năm nữa, cho đến bao giờ chúng tôi giành chiến thắng, bằng mọi giá”.

Những chiến lược gia của Mỹ đã lầm lẫn khi gán cho người cộng sản những giá trị của mình. Westmoreland là một người như vậy. Ông ta tin chắc rằng mình biết rõ cái ngưỡng chịu đựng của người cộng sản: bằng cách làm họ “chảy máu”, ông sẽ buộc giới lãnh đạo cộng sản nhận thức rằng họ đang vắt kiệt nhân dân mình “tới mức gây ra một tai họa quốc gia cho nhiều thế hệ”, và như vậy sẽ khiến họ phải tìm kiếm hòa bình.

Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết thúc, dường như Westmoreland vẫn còn hiểu sai kích thước sự quyết tâm của người cộng sản. Ông nói: “Bất kỳ viên tư lệnh Mỹ nào mà nướng quân như tướng Giáp sẽ bị cách chức ngay lập tức”.

Nhưng tướng Giáp không phải là một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. Bộ đội của ông ta, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc.

Chiến lược này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và ông tin rằng nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Mỹ.

Ông Giáp giải thích cho tôi: “Chúng tôi không đủ mạnh để đuổi nửa triệu quân Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng đó không phải là mục đích của chúng tôi. Chúng tôi tìm cách bẻ gãy ý chí kéo dài chiến tranh của chính phủ Mỹ. Westmoreland đã sai lầm khi dựa vào sức mạnh hỏa lực vượt trội của ông ta để nghiền nát chúng tôi.

Các đồng chí Liên Xô và Trung Quốc của chúng tôi cũng không nắm bắt được cách giải quyết của chúng tôi khi họ cật vấn rằng, chúng tôi có bao nhiêu sư đoàn, ít hay nhiều so với quân Mỹ, làm thế nào chúng tôi đối phó nổi kỹ thuật của Mỹ, pháo binh Mỹ hoặc các cuộc tấn công của người Mỹ.

Chúng tôi đang tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, à la manière vietnamienne (theo kiểu Việt Nam) – một cuộc chiến tranh toàn diện, tổng lực trong đó mỗi người đàn ông, mỗi người phụ nữ, mỗi đơn vị, dù lớn hay nhỏ, đều được duy trì từ toàn dân đã được động viên.

Cho nên, những vũ khí tinh vi của người Mỹ, những thiết bị điện tử và những thứ đại loại như vậy đều vô dụng. Cho dù có sức mạnh quân sự, người Mỹ đã tính toán sai những hạn chế trong sức mạnh của mình. Trong chiến tranh chỉ có hai yếu tố – con người và vũ khí. Dù vậy, cuối cùng con người vẫn là nhân tố quyết định. Con người! Con người!”.

Điều khôi hài là nhiều sĩ quan Mỹ đồng tình với luận điểm của ông Giáp. Sau chiến tranh đại tướng Palmer đã viết: “Quân đội Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam đã bộc lộ xu hướng dựa vào hỏa lực và kỹ thuật vượt trội hơn là vào những phẩm chất người lính và kỹ năng tác chiến chuyên nghiệp…

Có những quan chức Mỹ thường xuyên tìm kiếm, mong chờ một sự đột phá khoa học thần kỳ nào đó – một cái gì tương tự như Dự án Manhattan trong Thế chiến thứ II, khi quả bom nguyên tử đầu tiên được chế tạo – có thể sản sinh ra những kết quả ngoạn mục và đưa cuộc chiến đến chỗ kết thúc nhanh chóng. Nhưng đó chỉ là ước vọng hão huyền, không thể có được, một ước vọng ngu ngốc”.

Trong cuộc trò chuyện với tôi, tướng Giáp thừa nhận rằng người cộng sản nhiều phen điêu đứng trong những giai đoạn khó khăn. “Nhưng – ông lớn giọng – chúng tôi không bao giờ bi quan.

Không bao giờ! Không bao giờ!” Ông nói giống y như các vị tướng lĩnh ở khắp nơi, những người thường che đậy các khuyết điểm và chỉ nhớ các thắng lợi của mình. Nhưng ít người Mỹ nào từng phục vụ ở Việt Nam mà có thể phủ nhận đức tính kiên cường của bộ đội ông Giáp.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x