Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Henry Ford Và Ford – Đặt Thế Giới Lên 4 Bánh Xe của tác giả Lê Minh Toàn

Chương II: Tỉ phú xài tiền

“Tiền bạc giống như tay chân của bạn. Bạn có thể sử dụng hoặc là lãng phí nó”

Henry Ford

Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, Henry Ford là một trong những người giàu nhất nước Mỹ và thế giới. Với số tài sản của mình, ông gần như có thể có được tất cả những gì mà mình muốn. Ford đã làm gì với khối tài sản khổng lồ đó? Xây những cung điện nguy nga trên khắp nước Mỹ? Hưởng thụ tất cả những gì mà một người có thể hưởng thụ được trong cuộc đời? Hay nướng tiền vào những canh bạc triệu đô? Đó không phải là những việc mà Henry Ford làm và định làm.

Nếu cách kiếm tiền của Ford rất nhân bản thì cách tiêu tiền của ông cũng nhân bản không kém. Số tiền kiếm ra được Henry Ford sử dụng để làm những công việc mà không phải nhiều người ở cương vị của ông có thể thực hiện được hay ít ra là muốn thực hiện thực hiện những việc tương tự như vậy.

Những đồng tiền Ford kiếm được đã quay lại với xã hội và chúng đã làm ra những giá trị vô cùng to lớn cho không chỉ người dân trong phạm vi nước Mỹ. Cách xài tiền của một tỉ phú như Henry Ford một lần nữa chứng minh cho một triết lý rất cốt lõi, kinh doanh là phục vụ xã hội.

TÔI BIẾT RẰNG NGƯỜI NGHÈO THIẾU CHỖ CHỮA BỆNH…

Năm 1915, chỉ vài năm sau khi công ty làm ăn phát đạt với mẫu xe Model T, Henry Ford đã nghĩ ngay đến việc phải làm một điều gì đó cho dân chúng Detroit. Thành lập bảo tàng, những khu bảo tồn thiên nhiên, hay trường học cũng là một việc nên làm và Ford cũng đã làm. Nhưng chúng ta phải nhớ một điều rằng: nước Mỹ vào những năm đó không phải là một nước Mỹ hùng mạnh như hiện nay. Đời sống của dân chúng nhìn chung vẫn còn khá thấp so với các nước tư bản đã có thời gian dài phát triển trước như Anh hay Pháp. Và điều dĩ nhiên là hệ thống bảo hiểm y tế cộng đồng hay phúc lợi công cộng vẫn là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ. Người nghèo không thể có được sự chăm sóc về y tế dù rằng chỉ trong một điều kiện tạm chấp nhận được. Phải làm gì đây?

Henry Ford quyết định thành lập một bệnh viện ở Detroit. Nguyên tắc hoạt động của bệnh viện này tương tự như một tổ chức xã hội phi lợi nhuận, với mục đích chủ yếu là chữa bệnh cho người nghèo.

Tháng 10.1915, bệnh viện mang tên Henry Ford được xây dựng trên diện tích hai mươi mẫu Anh. Trong khoảng hai năm đầu, bệnh viện còn thiếu thốn rất nhiều trang thiết bị cũng như các chuyên gia, bác sĩ giỏi. Nhiều khu vực chuyên môn cần phải có của một bệnh viện như phòng hậu phẫu, phòng xét nghiệm vẫn chưa có kinh phí để xây dựng. Henry Ford dự định sẽ cấp cho bệnh viện một khoản kinh phí lớn để nâng cấp, nhưng một sự kiện đã tạm thời làm gián đoạn ý định của ông. Năm 1918, chính quyền Liên bang đề nghị Ford trao quyền quản lý bệnh viện cho nhà nước để họ lấy đây làm nơi điều trị cho các cựu chiến binh bị thương vừa trở về sau cu Thế chiến thứ nhất. Không thể làm ngơ trước một đề nghị mang tính nhân đạo như vậy, Ford đồng ý sử dụng bệnh viện của mình để điều trị cho cựu chiến binh. Để thấy hết được tính nhân văn trong quyết định này, chúng ta phải quay trở lại thời điểm năm 1915. Khi đó Ford là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất việc chính phủ Hoa Kỳ đưa quân sang châu Âu tham chiến. Nhưng sự phản đối của ông chỉ xuất hiện trên các mặt báo, còn lính Mỹ thì vẫn có mặt ở châu Âu năm 1917. Ông đã tuyên bố rằng: “Họ đã không đếm xỉa gì đến ý kiến của tôi. Vậy thì họ sẽ phải chịu những hậu quả thảm khốc do chiến tranh mang lại”. Trong rất nhiều những trang tài liệu nghiên cứu về Henry Ford, một đặc điểm chung là người viết đều nói về tính cách khá cực đoan và độc đoán của ông. Với tính cách ấy, rất nhiều người sẽ nghĩ rằng Ford sẽ từ chối lời đề nghị của chính phủ. Ford có thể làm thế bởi vì ông có đủ lý do để biện minh cho hành động của mình. Nhưng Ford lại đồng ý với đề nghị của những người mà chỉ vừa mới trước đó một năm thôi không hề coi trọng đề nghị tha thiết của ông. Hơn nữa, Ford lại cam kết vẫn tiếp tục cung cấp tài chính cho bệnh viện trong thời gian điều trị cho cựu chiến binh.

Kết thúc thời gian làm việc cho chính quyền Liên bang, Ford đã đầu tư một số tiền lớn để mở rộng quy mô bệnh viện. Lần này thì một bệnh viện với đầy đủ chức năng đã được mọc lên. Năm 1921, 50.000m2 diện tích nhà cửa được xây mới, trong đó có đầy đủ các khu vực chức năng như phòng mổ, phòng nghiên cứu hiện đại. Sự phát triển về quy mô của bệnh viện đã giúp nó thu hút được rất nhiều bác sĩ giỏi đến từ bệnh viện Johns Hopkins – một bệnh viện đầu ngành của nước Mỹ. Với sự tăng trưởng về quy mô như vậy, bệnh viện Henry Ford có thể tiếp nhận được trong cùng một thời gian 500 bệnh nhân.

Không bằng lòng với những gì đã đạt được, Henry Ford còn cho xây dựng một trường đào tạo y tá cho riêng bệnh viện của mình. Trong 71 năm hoạt động, trường này đã đào tạo được hơn 5.000 y tá. Số y tá này không phải tất cả đều làm việc trong bệnh viện Henry Ford, mà đây là trường cung cấp y tá cho nhiều bệnh viện trên nước Mỹ. Tại những nơi này, họ đều được đánh giá rất cao. Dư luận trong giới y học Mỹ đều cho đây là một trong những nơi đào tạo y tá tốt nhất cả nước. Hoạt động xã hội này của Henry Ford được sự ủng hộ rất nhiệt tình của người vợ Clara. Năm 1925, bà đã bỏ tiền túi của mình ra để xây dựng 300 phòng ở cho các học viên tại trường đào tạo y tá. Khu nhà này sau này được mang tên Clara.

Cống hiến cuối cùng của Henry Ford cho bệnh viện mang tên ông là Học viện nghiên cứu Y học mang tên người con trai Edsel Ford đã mất trong năm cuối cùng của cuộc đời – năm 1947. Học viện này sau này phát triển trở thành một trường đại học lớn chuyên đào tạo các chuyên ngành Y kho

Sau khi Henry Ford qua đời, những người kế vị ở Ford Motor vẫn tiếp tục thực hiện tâm nguyện của ông. Hàng chục triệu đôla được công ty đầu tư cho bệnh viện mỗi năm. Quy mô và trình độ của đội ngũ bác sĩ ngày càng được nâng cao. Cho đến thập niên 50, bệnh viện Henry Ford đã trở thành bệnh viện có quy mô và chất lượng đứng hàng thứ hai trên toàn nước Mỹ, chỉ đứng sau bệnh viện Johns Hopskins.

Năm 1990, bệnh viện Henry Ford cùng với 25 tổ chức y tế khác thành lập Hệ thống y tế Henry Ford – một hệ thống y tế phi lợi nhuận đầu tiên ở Michigan.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x