
Đường Không Biên Giới – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Đường Không Biên Giới của tác giả Thích Như Điển mời bạn thưởng thức.
2. TỪ ÂU SANG PHI
ần đầu tiên tôi đặt chân trên đất Phi Châu, cảm Lương tưởng của tôi lúc ấy là thấy mình đã thực hiện được một cách đầy đủ – là năm châu, bốn bể đã biết qua và giờ đây sông núi, tình người hầu như đã có cơ duyên để tìm hiểu.
Ở đây (Tunésie) con người gần giống người Âu Châu, nước da ngăm ngăm, dáng cao, cằm dài, miệng rộng. Tánh tình hiền hòa, không đen đủi như những giống dân khác thuộc miền Trung hay Nam Phi Châu. Nếu người rành địa lý thì bảo rằng vì họ sống gần xích đạo cũng như sống trong sa mạc nên nước da bị cháy nắng, nhưng nếu người nào không hiểu về địa lý thì bảo rằng: “Da đen là giống man di mọi rợ, thiếu văn minh.” Nói như thế thì chả khác nào quơ đũa cả nắm – cũng có những người da đen văn minh mà cũng có những người da trắng ít học, không phải da đen bao giờ cũng là dốt nát, mà da trắng luôn lỗi lạc tài ba.
Người đàn bà ở miền Bắc Tunésie thường hay quàng bên ngoài thân hình một chiếc áo trắng phủ cả đầu, còn người miền Nam thì quàng áo đen, chỉ chừa 2 con mắt. Có lẽ đây là ảnh hưởng của Đạo Hồi. Lẽ ra Đạo Hồi chỉ bành trướng ở Trung Đông, nhưng nước Tunésie bị Thổ Nhĩ Kỳ cai trị gần 300 năm trước thời kỳ thực dân địa của Pháp, trong gần 100 năm, nên Đạo Hồi được mang vào truyền bá tại đây và dân chúng hầu hết là tín đồ của Đạo Hồi. Sau Thổ Nhĩ Kỳ là Pháp – Pháp chiếm Tunésie có lẽ cùng lúc với Algérie và sau khi bại trận tại Điện Biên Phủ ở Việt Nam, Degaul bỏ Algérie, và năm 1956 trao trả độc lập cho Tunésie.
Suốt 100 năm cai trị Tunésie, người Pháp cũng đã làm nhiều nhà thờ, giáo đường ở nhiều thành phố lớn như thủ đô Tunis, Tozeur, Aftsa v.v… nhưng bây giờ hầu hết những nhà thờ ấy đều bị lấy tất cả những thánh giá xuống và trước mỗi cửa nhà thờ đều để chữ “Bảo Tàng Viện”. (Đến đây tôi mở một dấu ngoặc về vấn đề này.) Không phải vì tôi là Tu sĩ của Phật giáo nên đi bênh vực Đạo của mình hay có ý khen ngợi tinh thần giữ Đạo của tha nhân, thật ra cái gì đúng mình có thể khen và sai mình phải phê bình xây dựng mới đúng tinh thần bao dung, vị tha của Phật giáo.
Nhìn lại sử sách Việt Nam, nhất là trong triều đại Lý Trần (1010-1400) nước Việt Nam chúng ta chỉ có thuần một Đạo Phật, nhưng Đạo Phật không muốn bảo thủ cho chính mình hay mong muốn chiếm địa vị độc tôn trong xã hội thời bấy giờ. Các vua quan nhà Lý cũng như nhà Trần đều cho Đạo Khổng và Đạo Lão phát triển. Nền văn học Việt Nam trong 2 triều đại này được gọi là Tam giáo đồng nguyên (Nho, Lão, Phật đều cùng một mối).
Điều đó chứng tỏ tinh thần vị tha, cao thượng của Phật giáo không uy hiếp kẻ yếu mà hay nâng đỡ người tài, dầu khác niềm tin hay tôn giáo. Nhưng vào cuối triều Trần, khi Nho thịnh, Phật suy thì các sử gia, các nho gia cứ đua nhau công kích và bài bác Phật giáo. Nho giáo thì hay dựa vào lúc thịnh của mình để đàn áp đối phương, nhưng Phật giáo thì không, suy cũng vậy và thịnh cũng vậy. Ở đây chúng ta thử đọc xem tinh thần của thiền sư Vạn Hạnh dưới triều Lý để hiểu rõ điều đó.
“Thân như bóng xế chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thạnh cuộc đời,
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”
Nếu ai cũng hiểu được như vậy thì mới biết Đạo Phật, còn ngược lại thì làm oan cho chư Phật và chư Tổ Sư đã truyền thừa cho chúng ta qua nhiều thế hệ.
Tôi đứng nhìn những Giáo Đường, nhà thờ bị lấy những thánh giá xuống để tấm bảng “Bảo tàng viện” lên, tôi liên tưởng đến người Cộng sản Việt Nam ngày nay. Khi chủ nghĩa Cộng sản được bành trướng tại Việt Nam, họ tìm cách bôi nhọ, đàn áp, bắt bớ, giam cầm, đập phá chùa chiền, nhà thờ, thánh thất… để chỉ tôn thờ lãnh tụ và một chủ nghĩa “vô thần”. Nhưng đứng trên tinh thần từ bi và lợi tha của Phật giáo tôi thấy mình đang đi đúng đường, vì mình không cực đoan như bất cứ Đạo nào hay một giáo điều nào khác. Tôi thấy mình càng vững niềm tin hơn và Phật giáo có lẽ là một tôn giáo có sự bình đẳng ít tôn giáo nào có thể sánh kịp. Vì Phật giáo vẫn luôn luôn quan niệm rằng:
“Có thời có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Có, không bóng nguyệt dòng sông,
Xin đừng bám víu có, không làm gì?
Đứng từ quan niệm này chúng ta an tâm để làm việc Đạo, chúng ta không hận đời, trách đạo khi tôn giáo mình nhiều hay ít tín đồ. Có thể nói trong lịch sử tôn giáo của nhân loại, chỉ có Phật giáo là không đi chinh phục tín đồ bằng bạo lực hay vật chất trên bước đường truyền giáo, không cám dỗ, không thoa son trét phấn bề ngoài. Ai hiểu thì theo, ai không hiểu Đạo Phật cũng không sao. Bước đường truyền Đạo của Phật giáo qua 25 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, hay Phi Châu hoặc Úc Châu chưa có một quốc gia nào hay một triều đại nào nhân danh Phật giáo để đi truyền giáo bằng con đường chiến tranh và bạo lực.
Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào thế kỷ 6 cũng chỉ đi bằng hai tay không mà cũng đã truyền pháp Thiền cho đến thời Lục Tổ Huệ Năng. Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến truyền Thiền cho Việt Nam qua bốn đời ngoài Lâm Tế và Tào Động cũng chẳng mang một loại khí giới nào để chinh phục lòng người ngoài lưỡi gươm trí tuệ để đoạn diệt vô minh. Từ những thời cực thịnh như nhà Lương ở Trung Quốc, thời Hoàng Đế A Dục ở Ấn Độ, thời Thánh Đức Thái Tử ở Nhật hay Lý, Trần ở Việt Nam… khi Phật giáo thịnh thì cả dân tộc đều thịnh cả, nhưng không có một triều đại nào dựa vào sự hưng thịnh đó mà lợi dụng đi chinh phạt nước khác để truyền bá đạo Phật cả.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.