
Hiệu Năng – Châm Ngôn Của Nhà Doanh Nghiệp – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Hiệu Năng – Châm Ngôn Của Nhà Doanh Nghiệp của tác giả Nguyễn Hiến Lê mời bạn thưởng thức.
CHƯƠNG II. MẠO HIỂM
1. Tinh thần thủ phận của chúng ta.
2. Ích lợi của tinh thần mạo hiểm.
3. Thế nào là mạo hiểm.
4. May rùi là gì?
Hồi 3 tuổi ta ưa chơi cút bắt để được hưởng cái thú say sưa khi bị bạn tìm ta được. Nhiều khi ta đòi ông Nội chìa bàn tay ra cho ta đập sao mà khỏi bị bắt. Nếu bàn tay nhỏ xíu của ta rút ra kịp, ta vui vô cùng. Càng được mạo hiểm bao nhiêu ta càng thích bấy nhiêu.
Nhưng khoảng 30 trở lên, tinh thần ấy tiêu tan mất. Phần đông chỉ muốn an thân thủ phận, chịu sống đời eo hẹp với một số lương nhỏ nhoi mỗi tháng. Mới ra khỏi cửa đã sợ gặp gái, trời nóng thì sợ trúng thử, trời lạnh thì sợ trúng hàn, rồi sợ ma quỷ, sợ xe cán, sợ thất bại, sợ dư luận…. sợ đủ thứ.
Nhất là dân tộc ta, tinh thần còn bạc nhược hơn dân tộc nào hết về phương diện ấy. Lên rừng thì sợ ma thiêng nước độc, ra biển thì sợ sóng to gió lớn, thành thử người ở nhà quê thì cứ ru rú sau luỹ tre xanh để chịu cảnh “cơm 3 bát áo 3 manh”, còn người ở thành thị thì chỉ để được sống một đời công chức, trưa đọc báo thiu thiu ngủ, tối đánh bài, hoặc coi hát bóng.
Có tinh thần như vậy thì dù mới 30 tuổi cũng đã là già, dù có sống cũng như chết.
Cũng có một số người dám liều lắm, nhưng họ lại liều một cách rất dại là đem cả tài sản gởi vào những sòng bài hoặc trường đua để nằm chắc lấy cái lụn bại nhục nhã.
Đọc tiểu sử các danh nhân, ta thấy vị nào cũng có tinh thần mạo hiểm. Trần Quốc Tuấn không có gan liều thì sao dám chống với quân Nguyên mạnh gấp 10 ta? Nguyễn Huệ không mạo hiểm đem toàn lực đánh quân Thanh một cách bất ngờ ở Đống Đa thì sao giành được non sông cho nòi giống? Bernard Palissy không đem hết cả gia sản ra liều thì sao tìm được cách làm đồ gốm có men? Không liều mạng leo lên chiếc máy bay đầu tiên của mình chế tạo ra thì 2 anh em Wright sao thí nghiệm được phi cơ đó và cải thiện nó? Những nhà triệu phú ở Mỹ như Dike, Rockefeller không liều bỏ hết số vốn ra kinh doanh thì sao mau giàu được? Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi không liều một mình tranh đấu với cả một tổ chức Huê Kiều ở Bắc Việt thì làm sao giật được cái mối lợi thông thương bằng tàu thuỷ cho đồng bào ngoài ấy?
Cách đây khoảng 100 năm, dân miền đông nước Mỹ đồ xô cả về miền Californie vì ở đó người ta mới kiếm ra được mỏ vàng. Họ phải theo một con đường thiên lý dài tới 2400 cây số đi ngang qua rừng núi và sạ mạc. Thú dữ rất nhiều mà mọi Da đỏ còn dữ hơn nữa. Đi 10 người, tới chỉ được 3,4. Hiện nay ở đầu đường thiên lý đó còn tấm bằng này: “Tới đây là hết con đường thiên lý. Kẻ nhút nhát không dám đi, kẻ yếu đuối thì chết ở dọc đường”. Con đường thiên lý ấy có thể tượng trưng con đường doanh nghiệp được. Phải mạo hiểm và có đủ kiên nhẫn, tài lực.
Nhưng liều và mạo hiểm không phải là nhắm mắt làm càn. Ta phải tính toán trước một cách kỹ lưỡng với đủ tài liệu, lại so sánh năng lực của ta với người, xét hoàn cảnh, phần thắng phần bại. Tóm lại, ta phải thận trọng, nhưng vừa phải thôi, quá thì hoá ra nhút nhát. Một tâm lý gia khuyên: “Phải thận trọng một cách thận trọng” là nghĩa vậy.
Và khi đã nhất quyết thi hành thì đừng sợ thất bại. Tôi không muốn nhắc lại câu: “Thất bại là mẹ Thành công”, chỉ xin bạn tự hỏi những câu sau này thôi:
Trần Quốc Tuấn mấy lần thất bại rồi mới thắng được quân Mông Cổ?
Lê Lợi bao nhiêu lần chạy dài rồi mới đuổi được quân Thanh?
Nguyễn Ánh mấy lần bỏ cả tàn quân mà trốn tránh rồi mới thắng được Tây Sơn?
Chắc bạn biết Thomas Edison, nhà phát minh đại tài chứ? Ông đã thất bại bao nhiêu lần rồi mới chế được bóng đèn điện, bạn có hay không? Mười ngàn lần, thưa bạn. Sở dĩ ông kiên nhẫn được như vậy là vì ông tin rằng sau mỗi lần thất bại ông gần sự thành công hơn một chút.
Bạn ưa coi đá banh không? Bạn thử hỏi những đội banh danh tiếng nhất, thành công nhiều nhất xem từ hồi đội mới lập tới nay, họ thua bao nhiêu lần và thắng bao nhiêu lần?
Chỉ thành công một lần cũng đủ xoá được 10 lần thất bại, như vậy thì ta còn sợ gì thất bại nữa?
Richelieu, một trong những chính trị gia tài nhất của nước Pháp, nói câu này rất chú ý: “Bất kỳ trong công việc gì, cứ hết sức làm như không được Trời giúp, còn về sự thành bại thì cứ hoàn toàn để Trời lo giùm cho”. Ý ông khuyên ta đừng nên quan tâm tới số phận.
Vì xét cho cùng, không có gì là vận may hết. Cơ hội nào cũng có thể giúp ta được. Biết nắm lấy nó, sử dụng nó thì nó là vận may, bỏ lỡ nó hoặc để nó sai khiến ta thì nó là vận rủi.
Ông Russell H.Comwell trong bài “Hàng mẫu kim cương” kể câu chuyện sau này:
Một người đem bán trại ruộng ở Pensylvanie đi, sau khi xin được một chân giúp việc trong một công ty dầu lửa ở Canada. Ông ta bán được 833 Mỹ kim, vừa ra khỏi cửa thì người chủ mới đi thu xếp chỗ uống nước cho đàn bò và thấy một ngọn suốt chảy từ trên đồi xuống. Chính dòng nước đó có dầu lửa mà trong 23 năm trời người chủ cũ không hay già hết, đi tìm dầu lửa ở nơi khác. Suối đó, các nhà địa chất học ở Pensylvanie năm 1870 đánh giá tới 100 triệu Mỹ kim.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.