
Giải Mã Cách Ngôn Tây Du Ký – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Giải Mã Cách Ngôn Tây Du Ký của tác giả Đông A Sáng mời bạn thưởng thức.
Võ Tắc Thiên là con gái của Võ Sĩ Hoạch, Đô đốc Kinh Châu; vì có nhan sắc hơn người, năm thứ 11 Trinh Quán, Võ Tắc Thiên được Lý Thế Dân tuyển vào cung, làm tài nhân, lúc ấy mới 14 tuổi.
Thái tông Lý Thế Dân có một con ngựa đen, đốm trắng, tên là Sư Tử Thông, rất dữ tợn, không ai trị được. Một hôm, Lý Thế Dân đứng xem con Sư TửThông, quay sang hỏi :
Có ai trị được con ngựa này không ?
Võ Tắc Thiên đứng bên cạnh thưa:
Nô tì có cách trị nó.
Lý Thế Dân hỏi :
– Trị bằng cách nào ?
Võ Tắc Thiên đáp :
Trước hết lấy roi sắt để đánh nó, nếu nó không thuần phục thì lấy chùy sắt mà nện nó, nếu nó vẫn không chịu thì lấy cây chùy loại kiếm có mấu) để cứa cổ nó.
Thái tông nghe nói, bật cười, cho đó là lời nói của trẻ con. Nhưng lời nói đã bộc lộ tính cách cương quyết, tàn nhẫn của Võ Tắc Thiên.
Sau này, Võ Tắc Thiên trị quần thần như cách thuần ngựa.
Sau khi Lý Thế Dân qua đời, theo lệ của cung đình, Võ Tắc Thiên được đưa vào chùa Cảm Nghiệp làm ni cô.
Cao tông Lý Trị khi còn là Hoàng tử đã để ý đến Võ Tắc Thiên.
Năm thứ năm Vĩnh Huy 654), Lý Trị và Vương Hoàng hậu đến dâng hương ở chùa Cảm Nghiệp, Lý Trị gặp lại ni cô tươi son mặn phấn, có chiều lưu luyến.
Vương Hoàng hậu biết ý, một mặt muốn lấy lòng Lý Trị, mặt khác muốn có thêm vây cánh để đối địch với Tiêu Thục phi đang được Lý Trị sủng ái, liền đem Võ Tắc Thiên về cung.
Không bao lâu, Võ Tắc Thiên được Lý Trị yêu mến, phong làm Chiêu Nghi.
Sau một năm vào hậu cung, Võ Tắc Thiên sinh một bé gái.
Một hôm, Vương Hoàng hậu đến chơi đùa với đứa con gái nhỏ của Võ Tắc Thiên.
Đợ i Vương Hoàng hậu về, Võ Tắc Thiên bóp cổ đứa con gái cho đến chết, rồi đắp chăn lại.
Cũng vừa lúc Cao tông đến thăm, thấy con gái chết đột ngột, bàng hoàng, hỏi ai là người mới đến ?
Lúc ấy, Võ Tắc Thiên vật vã, kêu gào, khóc lóc.
Cao tông đau đớn, bực bội, có ý phế truất Vương Hoàng hậu.
Tháng 10 năm thứ sáu, niên hiệu Vĩnh Huy, bất chấp sự can gián của quần thần, Cao tông phế truất Vương Hoàng hậu và lập Võ Tắc Thiên.
Người can gián và muốn loại bỏ Võ Tắc Thiên là Thừa tướng Trưởng Tôn Vô Ky.
Tháng sau, Võ Tắc Thiên cho bắt Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi giam vào lãnh cung.
Hai ng ười này chết trong cung lạnh.
Có sách cho rằng, Võ Tắc Thiên Đã cho người đánh Tiêu Thục phi một trăm trượng, sau đó dìm vào thùng rượu cho đến chết.
Sau khi loại được Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi, Võ Tắc Thiên thuận đà thanh toán nhóm Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Thừa tướng Trưởng Tôn Vô Kỵ bị cách chức, bị đày, sau đó bị ép phải tự sát; những đại thần, tôn thất hoặc thuộc phe cánh của Vô Kỵ đều bị bãi chức, bị giết hoặc bị đày.
Một mặt thanh toán các đối thủ, mặt khác Võ Tắc Thiên đề bạt tâm phúc Hứa Kính Phủ Lý Nghỉ làm Thừa tướng, cất nhắc tâm phúc của mình vào những chỗ trống.
Quy ền lực dần dần nắm trong tay Võ Tắc Thiên. Từ đó, Võ Tắc Thiên lấn lướt cả Hoàng để.
Lý Trị là một Hoàng để u mê, bất tài nhưng thấy Võ Tắc Thiên quá lộng hành, tỏ ra hối hận, bèn bày mưu tính kế phế truất Võ Tắc Thiên.
Việc ấy không qua được tai mắt Võ Tắc Thiên.
Võ Tắc Thiên liền hạ lệnh xử tử Thượng Quang Nghi và cả gia tộc vì Thượng Quang Nghi là người đang tìm cách phê truất Võ Tắc Thiên.
Sai việc này, Võ Tắc Thiên xưng là Thánh đế, ngang hàng với Lý Trị, gọi là nhị thánh, cùng trông coi việc triều chính. Thực ra, mọi việc đều do Võ Tắc Thiên định đoạt, người ta gọi là nam bên phải, nữ bên trái, trên phượng dưới rồng.
Võ Tắc Thiên còn cho bắt giết, thảm sát hàng loạt vương tôn, đại thần, từng chống hoặc có ý chống lại bà.
Võ Tắc Thiên có bốn người con trai, thứ nhất là Lý Hoằng, thứ nhì là Lý Hiền, thứ ba là Lý Hiển, thứ tư là Lý Đán.
Năm thứ hai, niên hiệu Thượng Nguyên 675), Lý Trị có ý nhường ngôi cho Lý Hoằng. Võ Tắc Thiên không ưa Lý Hoăng, tháng tư năm ấy, Võ Tắc Thiên cho đầu độc con trai mình, lập Lý Hiền lên làm Thái tử.
Tháng 12, năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Thuần, Lí Trị ốm nặng, triệu đại thần Bùi Viêm vào cung tiếp nhận di chiếu, sau đó băng hà.
Di chiêu truyên ngôi cho Lí Hiến. Năm ấy, Lý Hiến 28 tuổi nhưng mọi việc đều do Võ Tắc Thiên định đoạt.
Lí Hiển trọng dụng Vy Hoàng hậu, mục đích liên kết để kiềm chế quyền hành của Võ Tắc Thiên.
Nhưng trứng không thể khôn hơn vịt, kẻ cắp không qua mặt được bà già, chưa đầy ba tháng Võ Tắc Thiên giáng Lý Hiển xuống làm Lư Lăng vương, Vy Hoàng hậu bị đuổi ra khỏi Trường An và bị giam giữ ở Quân Châu.
Võ Tắc Thiên lập con thứ tư là Lý Đán, tuy danh nghĩa là Hoàng đế nhưng cho ở một cung điện khác, không được tham dự triêu chính.
Tháng giêng năm thứ hai, Võ Tắc thiên xuống chiếu giao mọi việc triều chính cho Lý Đán. Lý Đán khôn khéo không nhận.
Tháng chín, năm thứ nhất, niên hiệu Tản Sơ, Võ Tắc Thiên phế truất Lý Đán, tự lên ngôi xưng là Thánh Thần Hoàng Đế.
Lúc ấy, Võ Tắc Thiên 67 tuổi, cầm quyền thên 16 năm nữa, thực tế là cầm quyền trước đó 36 năm 655 – 690), tổng cộng 52 năm.
LẠM BÀN
1. Câu cách ngôn thể hiện mâu thuẫn giữa tình cảm với tham vọng, tư tình với quyền lực và sự quyết đoán.
2. Để củng cố địa vị và ngai vàng Võ Tắc Thiên đã không không ngại hi sinh con cái của mình. Người ta nói, hổ dữ cũng không ăn thịt con; tham vọng và quyền lực có sức mạnh hơn cả tình mẫu tử, biến người ta thành dã thú.
3. NGƯỜI KHÔNG HẠI HỒ, HỒ CHẲNG HẠI NGƯỜI (PHÙ KIÊN CHẾT DƯỚI TAY HÀNG TƯỚNG)
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.